Vừa dứt lời, mẹ chồng đã tặng ngay cho tôi một cái tát trời giáng rồi chỉ tay vào mặt tôi mà nói: “Cái thứ nhà quê như cô, được về làm dâu nhà tôi là đã tu phúc mấy đời rồi đấy”.
Tôi may mắn khi được anh ngỏ lời cầu hôn vì tôi biết anh là người đàn ông tốt mà mọi cô gái đều mong muốn có được. Nhưng sau khi về nhà anh sống, tôi mới phát hiện ra rằng, tôi không hề may mắn như tôi tưởng. Nguyên nhân cũng chỉ vì sự bất hòa giữa tôi và mẹ chồng.
Trước khi lấy anh, tôi đã vấp phải sự phản đối của mẹ anh. Mẹ anh cho rằng tôi chỉ là con gái nhà quê, gia đình lại không có điều kiện nên không xứng đáng với anh – con trai Hà Nội, điều kiện đầy đủ, tử tế. Mẹ anh luôn tìm mọi cách để hạ nhục tôi trước mặt mọi người.
Bà chê trách tôi người nhà quê, không biết ăn mặc sành điệu. Câu trước câu sau, bà quay sang chê bai gia đình tôi ngay được. Bà nói không biết ăn mặc cũng đúng, vì nhà tôi làm gì có tiền. Nhiều lúc chán nản, tôi đã muốn bỏ cuộc nhưng tình yêu của anh đã níu kéo tôi, cho tôi thêm động lực. Tôi về làm dâu nhà anh với hy vọng sẽ khiến mẹ anh thay đổi định kiến với tôi. Nhưng nào ngờ mọi chuyện không đơn giản như tôi nghĩ.
Tôi làm gì mẹ chồng cũng thấy khó chịu. Bà nói tôi làm gì cũng thấy chướng tai gai mắt. Khi biết mình mang bầu, tôi đã vô cùng hạnh phúc và còn thầm hy vọng đứa cháu sẽ làm bà thay đổi suy nghĩ. Nhưng không, sau khi sinh con, cuộc sống của tôi còn ngột ngạt và mệt mỏi hơn khi trước.
Bà nói con tôi là cháu đích tôn của dòng họ nên mọi chuyện phải do bà quyết định hết. Thậm chí bà còn nhiều lần tìm cách hạ nhục tôi thậm tệ. Bà không cho cháu bú sữa mẹ vì cho rằng sữa của người nhà quê không đủ chất. Quần áo của con tôi đều do bà nội mua vì bà chê gu thẩm mỹ của tôi tồi, sẽ làm xấu mặt cháu nội bà. Nếu tôi có muốn mua gì, làm gì thì đều phải thông qua ý kiến của bà trước.
Tôi chết sững trước từng lời mẹ chồng nói. Tôi vẫn biết là bà coi thường tôi nhưng không ngờ được rằng, trong mắt bà, tôi chỉ là một món hàng hóa không hơn không kém. (ảnh minh họa)
Nhiều lúc tôi tủi thân nghĩ phận mình còn không bằng người đi đẻ thuê. Tủi thân, tôi mang chuyện tâm sự với chồng thì anh chỉ khuyên tôi cố gắng chịu đựng, mẹ đã vất vả vì anh nên anh không muốn khiến mẹ phải buồn. Vì thương chồng nên tôi đã cố chịu nhịn. Nhưng hình như tôi càng nhịn, mẹ chồng càng được nước lấn tới, bắt nạt tôi quá đáng hơn.
Con trai đã cứng cáp, tôi muốn xin phép bà cho cháu về thăm ngoại ít hôm thì bà nổi giận đùng đùng rồi nói: “Cô muốn cháu tôi về cái nơi hôi hám ấy để chịu khổ cùng những con người nhà quê trong gia đình cô à”. Tới mức này thì tôi không thể chịu nhịn hơn được nữa. Uất ức dồn nén quá lâu, tôi hét lên: “Mẹ không có quyền xúc phạm gia đình, bố mẹ con như vậy”. Vừa dứt lời, mẹ chồng đã tặng ngay cho tôi một cái tát trời giáng rồi chỉ tay vào mặt tôi mà nói: “ Cái thứ nhà quê như cô, được về làm dâu nhà tôi là đã tu phúc mấy đời rồi đấy. Cô còn dám lên tiếng đòi hỏi này nọ à. Chắc cũng chỉ có nhà tôi mới bỏ ra cái giá rẻ như vậy để mua cô thôi chứ còn nhà khác, có cho không chắc gì họ đã thèm nhận cô về làm con dâu”.
Tôi chết sững trước từng lời mẹ chồng nói. Tôi vẫn biết là bà coi thường tôi nhưng không ngờ được rằng, trong mắt bà, tôi chỉ là một món hàng hóa không hơn không kém. Bị xúc phạm và miệt thị quá nặng nề nên mặc cho mẹ chồng cấm cản, tôi vẫn nhất quyết ôm con về nhà ngoại.
Mới được mấy hôm mà mẹ chồng tôi không ngày nào là không gọi điện đến nhà tôi chửi mắng thậm tệ. Bà nói bố mẹ tôi không biết dạy con. Bà mỉa mai tôi đã nghèo còn làm cao, không biết thân biết phận. Tôi thật sự không muốn quay lại căn nhà đó với bà mẹ chồng cay nghiệt, coi thường xuất thân của người khác như thế nữa. Nhưng chồng tôi lại liên tục tới nài nỉ, cầu xin tôi quay về. Anh nói tôi hãy cố chịu nhịn vì con, vì anh.
Bây giờ tôi không biết phải làm sao nữa. Tôi mệt mỏi và thấy cuộc sống thật bế tắc. Nếu tôi quay về thì cuộc sống của tôi chắc chắn sẽ biến thành địa ngục. Còn nếu không, với điều kiện hiện tại, tôi không đủ sức lo cho con tôi có một cuộc sống đầy đủ. Hơn nữa tôi chỉ giận mẹ chồng chứ vẫn còn yêu thương chồng tôi rất nhiều.
Theo các bạn, tôi nên làm gì để thoát khỏi sự bế tắc này đây?