Muốn giàu có, ngừng ngay việc tự lừa dối bản thân bằng 6 suy nghĩ về tiền bạc này

Ngày 02/05/2020 19:00 PM (GMT+7)

Hãy ngừng suy nghĩ cho rằng mình là nạn nhân, là người không có lỗi. Chúng ta có trách nhiệm quản lý tình hình tài chính của mình. Càng sớm nhận ra điều đó, bạn càng có nhiều thời gian để sử dụng tiền bạc một cách khôn ngoan.

* Bài viết là chia sẻ của Ramit Sethi, tác giả của một trong những cuốn sách bán chạy nhất của New York Times "Tôi sẽ dạy bạn trở nên giàu có". Ông là một triệu phú tự thân, bậc thầy trong lĩnh vực quản lý tài chính.

Mọi người thường có rất nhiều lý do để không quản lý tiền bạc đúng cách. Một trong những lý do đó nghe có vẻ khá hợp lý song hầu hết chỉ là những cái cớ để che đậy sự lười biếng và không dành nổi 10 phút để nghiên cứu về vấn đề này. 

Tôi đã nghe vài người đổ lỗi rằng trường học không dạy chúng ta về cách quản lý tiền bạc song sự thật là những điều đó bạn hoàn toàn được học, chỉ là bạn không lưu giữ chúng trong đầu và áp dụng thực tiễn mà thôi! 

Hãy ngừng suy nghĩ cho rằng mình là nạn nhân, là người không có lỗi. Chúng ta có trách nhiệm quản lý tình hình tài chính của mình. Càng sớm nhận ra điều đó, bạn càng có nhiều thời gian để sử dụng tiền bạc một cách khôn ngoan.

Bước đầu tiên, bạn cần thừa nhận những lời nói dối tai hại và ngừng tự nhủ với bản thân mình những điều đó.

1. "Tôi cần tập trung vào việc tạo ra thu nhập thụ động"

Muốn giàu có, ngừng ngay việc tự lừa dối bản thân bằng 6 suy nghĩ về tiền bạc này - 1

Hầu hết mọi người, đặc biệt là những người trẻ mới đi làm, không thực sự cần tập trung vào thu nhập thụ động. Thay vào đó, hãy tập trung và nỗ lực nhiều hơn để cải thiện mức thu nhập chủ động.

Bạn có thể làm điều này bằng cách trau dồi kỹ năng nghiệp vụ, học hỏi nhiều hơn, chứng minh năng lực của mình với cấp trên và thể hiện bản thân xuất sắc hơn đồng nghiệp. Nhiều người không thích nghe điều này vì phải bắt tay vào những việc thực tế sẽ không thích thú bằng việc ngồi một chỗ và vẽ ra những viễn cảnh về một nguồn thu nhập thụ động nào đó. 

Tôi cũng chứng kiến những người làm việc rất chăm chỉ song chưa bao giờ dám đưa ra đề nghị tăng lương với cấp trên. Họ sợ rằng công ty sẽ không đủ nguồn lực hay nghĩ rằng nền kinh tế đang không có nhiều diễn biến tích cực. 

Vì sao ư? Vì chúng ta dễ dàng chấp nhận những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân (như nền kinh tế đi xuống) và đồng nghĩa động lực phát triển của bản thân cũng giảm. 

Vậy bạn cần làm gì? Hãy làm việc thật chăm chỉ và thực hiện những nhiệm vụ được giao thật hiệu quả hơn. Đây chính là cách bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn. Nếu công việc của bạn không thể tăng lương, hãy cân nhắc đến một công việc khác có mức thu nhập xứng đáng hơn.

2. "Nếu tôi nỗ lực hơn, tôi có thể tiết kiệm được nhiều tiền hơn"

Chúng ta đều biết rằng bản thân cần tiết kiệm tiền, cũng giống như việc chúng ta biết mình cần tập luyện thể thao, ăn uống lành mạnh hơn và giữ liên lạc với người thân, bạn bè. Tuy nhiên, hãy công nhận rằng có những rào cản không dễ dàng để vượt qua khi chúng ta thực hiện những điều đó.

Chỉ "cố gắng hơn" sẽ không giúp bạn đạt được thành công. Thử tiết kiệm tiền bằng cách mua những món đồ giá rẻ hơn hay bớt uống cafe ngoài tiệm là chưa đủ.

Để có được kết quả tốt, bạn thực sự cần phải ngồi xuống và tự vấn về những điều cần phải làm, từng bước, từng bước một. Hãy nhìn vào tình hình tài chính của mình và tự hỏi: "Điều gì mình đã rất cố gắng và tốn công sức nhưng lại không đem lại số tiền xứng đáng? Điều gì không hiệu quả dù mình có nỗ lực đến mức nào? Làm sao để mình có thể khiến mọi thứ trở nên dễ dàng hơn?

Một lời khuyên rất đơn giản cho bạn chính là "tự động hoá" ví tiền và bạn sẽ không phải suy nghĩ quá nhiều. Ngay khi nhận lương, hãy đặt chế độ tự động trích bao nhiêu phần trăm vào tiết kiệm, tự động thanh toán các hoá đơn... 

3. "Tôi sẽ duy trì bảng chi tiêu hợp lý hàng ngày"

Muốn giàu có, ngừng ngay việc tự lừa dối bản thân bằng 6 suy nghĩ về tiền bạc này - 2

Khi bước vào tiết kiệm, rất nhiều người trong chúng ta lấy động lực và hô quyết tâm: "Tôi sẽ bắt đầu duy trì bảng chi tiêu hợp lý". Thế nhưng lập bảng để cắt chi tiêu là một trong những lời khuyên vô giá trị nhất mà các chuyên gia tài chính đưa ra khuyên người trẻ. Rất nhiều người đã thất bại và dừng lại chỉ sau vài ngày vì họ nhận ra, quá khó khăn để có thể theo dõi từng xu mình bỏ ra. Hơn nữa, điều này cũng chẳng có ý nghĩa gì khi bạn thực sự đã tiêu số tiền đó rồi. Nó chỉ khiến bạn cảm thấy tệ hơn và tội lỗi khi tổng kết cuối tháng mà nhận ra mình đã tiêu quá tay.

Thay vì cố duy trì bảng chi tiêu hàng ngày, tôi khuyên bạn nên tạo "Kế hoạch chi tiêu có ý thức". Theo tôi, đây là một chiến lược giúp bạn có khoản tiết kiệm cho tương lai mà vẫn có thể chi tiền cho những thứ mình thực sự thích. 

"Kế hoạch chi tiêu có ý thức" chính là cách bạn phân chia thu nhập của mình thành 4 mục:

Các khoản phí cố định: Tiền nhà, tiền thức ăn, tiền cho các hoá đơn dịch vụ (chiếm khoảng 50% đến 60% thu nhập).

Đầu tư dài hạn (khoảng 10% thu nhập).

Chi cho sở thích: Xem phim, mua sắm (20% đến 35% thu nhập).

Tiết kiệm: Quà tặng dịp lễ, nghỉ mát... (5% đến 10% thu nhập).

Sắp xếp chi tiêu theo cách này, bạn cần đảm bảo rằng mình có đủ tiền để thanh toán những khoản chi phí quan trọng trước, sau đó là tiết kiệm và chi cho sở thích. 

4. "Có người kiếm được ít tiền hơn tôi mà vẫn đi du lịch cả 4 lần/năm!"

Muốn giàu có, ngừng ngay việc tự lừa dối bản thân bằng 6 suy nghĩ về tiền bạc này - 3

Chỉ có 2 khả năng, hoặc người đó tuân theo nghiêm ngặt việc chi tiêu có ý thức hoặc họ hoàn toàn không biết cách quản lý tiền bạc của mình. Họ hoàn toàn có thể đang chi tiêu vượt quá khả năng của mình. Tại sao bạn lại phải lấy họ làm hình mẫu cho mình rồi so sánh? 

Hãy tập trung vào mục tiêu tài chính của bạn và nỗ lực trở giúp bản thân trở thành một người có thể đưa ra quyết định chi tiêu một cách có ý thức. Không lấy những người thể hiện bằng cách tiêu nhiều tiền để làm gương.

5. "Tôi sẽ bắt đầu đầu tư"

Muốn giàu có, ngừng ngay việc tự lừa dối bản thân bằng 6 suy nghĩ về tiền bạc này - 4

Sợ mạo hiểm, sợ mất những đồng tiền mình đang có hay sợ mình không đủ khả năng là điều khiến bạn chẳng bao giờ thực hiện được quyết định "bắt đầu đầu tư". Nên hiểu rằng, cứ mỗi ngày bạn không đầu tư là bạn đang mất tiền vì lạm phát. Bạn sẽ chẳng thể nhận ra điều này cho đến khi 70 tuổi, mà lúc đó có lẽ là đã quá muộn.

Giải pháp cho bạn là, dù là bước vào lĩnh vực nào mới cũng sẽ khiến bạn gặp chút choáng ngợp. Hãy nhớ đến lúc bạn mới bước vào chế độ ăn lành mạnh hơn hay thử thách tập thể dục mỗi ngày chẳng hạn. Thay vì lảng tránh, hãy học hỏi từ những nguồn đáng tin cậy và từng bước đầu tư một cách nghiêm túc.

6. "Mong muốn "trở nên giàu có" là thật là xấu"

Bị ám ảnh bởi vật chất hay để lòng tham chi phối mọi suy nghĩ của bạn là không nên song mong muốn có một tương lai tốt đẹp hơn cho bạn và người thân là điều rất nên được khuyến khích. 

Tài chính ổn định sẽ mở ra rất nhiều cơ hội cho bạn và những người xung quanh. Như tôi đã nói nhiều lần, trở nên giàu có không chỉ là liên quan đến tiền bạc mà đó là khi bạn có được một cuộc sống giàu sang. Mỗi người lại có những định nghĩa khác biệt về cuộc sống giàu sang ấy. 

Đó có thể là cuộc sống với sự tự do tài chính để chi tiêu một cách xa hoa cho các sở thích của mình hay giàu có là không phải động tay vào việc nhà, có thể thuê người khác làm cho mình. Còn với tôi, một phần của cuộc sống giàu có là có thể tạm xa công việc hiện tại để đi nghỉ trong 6 tháng.

Hãy nghĩ xem cuộc sống giàu có mang ý nghĩa như thế nào với bạn và để điều đó truyền cảm hứng cho bạn trong việc kiếm tiền. 

Lương 7 triệu vẫn mua được nhà nhờ học nguyên tắc chia 5 của tỷ phú Lý Gia Thành
Đừng bận tâm tới quần áo bên ngoài. Thay vì mua nhiều bộ đồ, hãy chọn cho mình một vài thứ thật tốt để mặc.
Bảo Anh (Theo CNBC)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

"Tạm biệt búp bê thân yêu/ Tạm biệt gấu Misa nhé/ Tạm biệt thỏ trắng xinh xinh/ Mai tôi vào lớp 1 rồi/ Nhớ lắm, quên sao được, trường mầm...

Tin bài cùng chủ đề Bí quyết chi tiêu