Người khôn ngoan khéo léo luôn biết 3 câu hỏi: Chỉ vài giây có thể tạo khác biệt lớn!

Nguyễn Hường - Ngày 06/05/2021 18:50 PM (GMT+7)

Kiểu tiếp cận này cho phép bạn đi đến gốc rễ thực sự của vấn đề. Nó cũng giúp đối phương thấy bạn là người đang cố gắng đưa ra những phương án nhằm giúp nhau cùng tốt hơn chứ không phải để hạ bệ ai. Đó cũng là chìa khóa để tạo cảm hứng cho sự thay đổi lâu

(*) Bài viết là chia sẻ của Justin Bariso, tác giả, diễn giả và nhà tư vấn giúp các tổ chức và cá nhân phát triển trí tuệ cảm xúc. Justin Bariso được LinkedIn vinh danh trong 3 năm liên tiếp là “Tiếng nói hàng đầu” trong lĩnh vực quản lý và văn hóa nơi làm việc. 

Tôi đã xem một cuộc phỏng vấn với diễn viên hài Craig Ferguson vài năm trước và có một điều mà tôi rất ấn tượng, có thể nói rằng không bao giờ quên:

"Có 3 điều bạn phải luôn tự hỏi bản thân trước khi nói bất cứ điều gì:

Điều này có cần phải nói không?

Điều này có cần được nói bởi mình không?

Mình có cần phải nói điều này ngay bây giờ không?"

Ferguson chia sẻ rằng, ông đã mất 3 cuộc hôn nhân để học được bài học sâu sắc đó.

Người khôn ngoan khéo léo luôn biết 3 câu hỏi: Chỉ vài giây có thể tạo khác biệt lớn! - 1

Tất nhiên, cách nói của Ferguson có thể để mang đến cho khán giả những tràng cười song đây thực sự là bài học sâu sắc, công cụ tuyệt vời giúp bạn rèn luyện trí tuệ cảm xúc. 

Hãy tập sử dụng quy tắc này mỗi ngày, nhiều lần trong một ngày. Thực hành từng chút, từng chút một và bạn sẽ thấy chỉ mất vài giây để lướt qua những câu hỏi này trong đầu nhưng tác dụng mà nó mang lại thực sự lớn. 

Ví dụ như: 

Bạn đang ở cửa hàng đồ dùng văn phòng và ai đó vô tình giẫm chân lên bạn. Bạn muốn nói cho họ biết về sự bực tức của mình. 

Điều này có cần phải nói không? Không!

Hoặc, một người nào đó mà bạn không biết cố gắng khiêu khích bạn trên mạng xã hội. Bạn bị cuốn vào cuộc khiêu khích đó và dành hàng giờ để tranh luận về chủ đề mà rõ ràng họ hiểu biết ít hơn bạn hoặc có thể bị cấp trên mắng vì lơ là, thiếu tập trung cho công việc chính. 

Điều này có cần phải nói không? Tất nhiên là không rồi. Hãy tiếp tục tập trung vào những điều quan trọng hơn.

Hoặc, bạn đi làm về và muốn nói với người bạn đời của mình rằng có việc đột xuất và bạn phải hủy kế hoạch ăn tối vào cuối tuần, điều mà đối phương rất mong đợi. Tuy nhiên bạn nhận ra có vẻ bạn đời của bạn đã có một ngày thực sự tồi tệ.

Điều này có cần phải nói không? Chắc chắn rồi.

Điều này có cần phải được nói bởi tôi không? Chắc chắn rồi.

Tôi có cần phải nói điều này ngay bây giờ không? Không. Tốt hơn là hãy đợi đến khi họ có tâm trạng tốt hơn và bạn đã có kế hoạch để thực hiện bữa tối đó vào một dịp khác.

Như bạn có thể thấy, cuộc đối thoại tinh thần nhanh chóng này chính là chiếc phao cứu sinh, giúp bạn tránh được việc nói ra những điều khiến bản thân ước rằng mình có thể rút lại. 

Người khôn ngoan khéo léo luôn biết 3 câu hỏi: Chỉ vài giây có thể tạo khác biệt lớn! - 2

Quy tắc 3 câu hỏi này giúp bạn biết được rằng đâu là lúc mình thực sự nên lên tiếng. Sẽ có những lúc mà câu trả lời cho 3 câu hỏi này rất rõ ràng: Điều này cần phải được nói ra, bởi tôi, ngay bây giờ! ... Trong những trường hợp này, quy tắc 3 câu hỏi sẽ khơi dậy sự tự tin và giúp bạn trở nên quyết đoán. Ngay cả khi việc mở lời không hề dễ dàng, bạn cũng sẽ thấy mình có động lực để nói ra hơn.

Ví dụ: Một thành viên trong nhóm của bạn đến muộn cuộc họp lần thứ 3 liên tiếp. Bạn đã nghĩ về việc nói ra điều này từ lần trước nhưng bạn đã không làm. Bây giờ, bạn tự hỏi mình:

Điều này có cần phải nói không? Chắc chắn là có.

Điều này có cần phải được nói bởi tôi không? Phụ thuộc vào một số điều, nhưng nếu bạn không thấy bất tiện thì có.

Tôi có cần phải nói điều này ngay bây giờ không? Có!

Người khôn ngoan khéo léo luôn biết 3 câu hỏi: Chỉ vài giây có thể tạo khác biệt lớn! - 3

Kiểu tiếp cận này cho phép bạn đi đến gốc rễ thực sự của vấn đề. Nó cũng giúp đối phương thấy bạn là người đang cố gắng đưa ra những phương án nhằm giúp nhau cùng tốt hơn chứ không phải để hạ bệ ai. Đó cũng là chìa khóa để tạo cảm hứng cho sự thay đổi lâu dài.

Tuy nhiên, bạn có thể tự hỏi, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thường nói quá nhanh hay thường ngại lên tiếng? Trong trường hợp này, hãy thử sử dụng câu hỏi sau đây để thay thế:

"Nếu bây giờ tôi không nói ra điều này thì về sau có hối hận không?"

Bạn cũng có thể sử dụng cả 2 phương pháp này, tùy theo hoàn cảnh sao cho hiệu quả nhất. Việc biết cư xử khéo léo sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bạn. Ngay cả khi mọi việc bạn làm, mọi lời bạn nói ra đều xuất phát từ ý tốt, chúng cũng có thể khiến người khác hiểu nhầm hoặc làm tổn thương họ. 

Vì vậy, lần tới nếu bạn thấy mình sắp nói điều gì đó mà bạn có thể hối tiếc, hãy dừng lại vài giây và làm theo quy tắc 3 câu hỏi trên. Bạn sẽ biết mình có thực sự nên nói ra những điều đó. 

5 việc người thông minh không bao giờ làm
5 việc sau đây, phàm là người thông minh đều không làm để duy trì cuộc sống an yên, tránh xa phiền nhiễu.
Nguyễn Hường (Theo Inc)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư duy thông minh