Người khôn ngoan không để mình quá nhàn rỗi, kẻ dại lại mãi ước ao

Bảo Anh. - Ngày 21/07/2024 12:00 PM (GMT+7)

Muốn cuộc sống tốt đẹp, hãy bớt nhàn rỗi, thêm bận rộn. Bận rộn rèn luyện sức khỏe, bận rộn sống, bận rộn chạm đến những điều tốt đẹp!

Thật là một điều may mắn khi con người ta tìm được một phút giây thư giãn trong cuộc sống bận rộn này. Thế nhưng chìm đắm cuộc đời trong sự lười biếng, không muốn và cũng không có gì để làm là điều cấm kỵ trong cuộc sống, sẽ hủy hoại cuộc đời bạn.

Tâm trí có thể thảnh thơi, vui vẻ, không phiền muộn mỗi ngày, chuyện lớn hóa chuyện nhỏ, chuyện nhỏ thành vô hình. Nhưng con người chớ để bản thân quá nhàn rỗi, vì khi đó rắc rối dễ sinh ra, tự chuốc lấy họa. 

Người khôn ngoan không để mình quá nhàn rỗi, kẻ dại lại mãi ước ao - 1

1. Nếu lười biếng quá sẽ dễ bị ốm

Có câu nói rằng: “Tôi không thấy những người nhàn rỗi có năng lượng, nhưng tôi thấy những người chăm chỉ có xương và cơ bắp chắc khỏe”.

Nhàn rỗi quá không phải là điều tốt, vì nhàn rỗi quá dễ khiến con người dễ ốm đau. Những người chỉ đam mê chơi điện tử, xem video, ăn uống và không làm việc hay tập thể dục sẽ ngày càng trở nên tệ hơn theo thời gian.

Nước chảy không mùi, cửa đóng mở thường xuyên sẽ không mọt, dao không dùng dễ gỉ, người không vận động dễ sinh bệnh. Cuộc sống này nằm ở sự vận động. Càng lười vận động, bệnh tật càng dễ bám lấy.

Đặc biệt là những người thường xuyên bận rộn, đột nhiên rảnh rỗi sẽ rất dễ bị ốm. Người quá nhàn rỗi, không thích vận động, chỉ nằm và ngồi sẽ không tốt cho sức khỏe, là điều thực sự không nên. 

Một khi con người luôn rảnh rỗi, quen với môi trường êm ái dễ chịu, không muốn phấn đấu, không muốn vận động, chỉ ăn uống vui chơi hưởng thụ bản thân, chắc chắn họ sẽ phải trả giá. Ngược lại, những người bận rộn sẽ sống một cuộc sống trọn vẹn và khỏe mạnh hơn thay vì bơ phờ và ốm đau suốt ngày.

Sức khỏe là hạnh phúc bình dị mà chân thật. Muốn cuộc sống tốt đẹp, hãy bớt nhàn rỗi, thêm bận rộn. Bận rộn rèn luyện sức khỏe, bận rộn sống, bận rộn chạm đến những điều tốt đẹp!

Người khôn ngoan không để mình quá nhàn rỗi, kẻ dại lại mãi ước ao - 2

2. Quá nhàn rỗi, dễ rơi vào mâu thuẫn nội tâm 

Người quá nhàn rỗi thích suy nghĩ lung tung và dễ rơi vào mâu thuẫn nội tâm. Càng nằm, họ càng lo lắng; càng nhàn nhã, họ lại càng muốn nằm, càng không muốn làm gì cả.

Sự mệt mỏi do bận rộn tạo ra có thể dễ dàng tiêu tan. Sau một giấc ngủ trưa và nghỉ ngơi, bạn đã lấy lại năng lượng, có thể cống hiến hết mình cho công việc và cuộc sống với năng lượng tràn đầy. Nhưng người quá nhàn rỗi sẽ cảm thấy mọi thứ đều có điều gì đó xấu xí ẩn giấu, ngày càng trở nên mâu thuẫn và vướng mắc.

Có người đã nói: “Bận rộn khiến chúng ta cảm thấy mình đang thực sự sống, trong khi quá nhàn rỗi lại dễ khiến chúng ta chìm đắm trong lo âu và sợ hãi vô bờ bến".

Sự nhàn rỗi tra tấn tinh thần chúng ta và các bệnh lý về tâm thần cũng theo đó mà xuất hiện. Sống là phải tìm việc để làm, những người sống vui vẻ thường là những "người bận rộn".

Dù là công việc hay sở thích, miễn là bạn làm, bạn sẽ giảm bớt suy nghĩ vẩn vơ, giảm bớt hao tổn nội tâm không cần thiết. Bởi khi bận rộn, bạn sẽ không có thời gian để suy nghĩ linh tinh. Khi bận rộn, bạn sẽ không có sức lực để nghĩ đến những kẻ tồi tệ và những chuyện không đâu. Khả năng của bạn sẽ được nâng cao và chất lượng cuộc sống cũng được cải thiện nhanh chóng.

Người khôn ngoan không để mình quá nhàn rỗi, kẻ dại lại mãi ước ao - 3

3. Quá nhiều nhàn rỗi sẽ hủy hoại một con người

Người ta nói rằng muốn tiêu diệt một người, hãy để người đó nhàn rỗi. Khi con người quá nhàn rỗi, họ có xu hướng gây ra nhiều rắc rối, luôn lo lắng về được và mất, dần suy thoái khả năng và tiếp nhận những điều mới yếu hơn. Theo thời gian, họ dần không theo kịp nhịp độ của thời đại và cuối cùng bị xã hội đào thải.

Có câu nói rất hay rằng: "Một cuộc sống nhàn rỗi không thể nhìn thấy hy vọng, chỉ có một cuộc sống chăm chỉ mới có thể dẫn đến một tương lai tươi sáng".

Người quá nhàn rỗi, trong lòng luôn trống rỗng, thiếu đi mục tiêu. Càng nhàn rỗi, con người ta càng dễ chán nản. Dù có vàng bạc trong tay, rồi cũng sẽ tới ngày không còn gì cả. 

Khi chưa đến lúc nghỉ hưu, hãy dành thời gian cho công việc, cho sự phấn đấu, thay vì ham mê hưởng thụ mà đánh mất ý chí. Ngay cả khi đã nghỉ hưu, bạn cũng hãy tìm cho mình những thú vui, việc gì đó để làm.

Con người khi nhàn rỗi quá lâu, ánh mắt sẽ mất đi tia sáng, tâm hồn trở nên nhạy cảm, hay nghi ngờ, không thể tập trung làm việc, lãng phí bản thân. Giống như ngọc không mài giũa sẽ không sáng, dao không mài sẽ không thể sắc bén.

Cuộc đời này, nếu muốn có một cuộc sống như ý, chúng ta cần phải tự mình phấn đấu, phải có sự hy sinh, nỗ lực thì mới có thể gặt hái thành công. Khi nhận thức chưa đủ, hãy học hỏi; khi năng lực chưa mạnh, hãy rèn luyện. Hãy nói những lời tích cực, làm những việc tích cực, biến sự bận rộn thành một phần của cuộc sống, để tô điểm thêm cho cuộc đời những khung cảnh đẹp đẽ.

Quá bận rộn sẽ hủy hoại con người, quá nhàn rỗi cũng vậy. Thà mệt mỏi còn hơn nhàn rỗi, thà thanh thản còn hơn tham lam. Sống có trật tự, biết điều độ, đó mới là phong thái đẹp nhất của cuộc đời!

Trí tuệ cao nhất của một người gói gọn trong 2 chữ
Thay vì liên tục thể hiện bản thân qua lời nói hay phàn nàn về mọi thứ trong cuộc sống này, tốt hơn hết là học cách im lặng.

Bài học cuộc sống

Theo Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài học cuộc sống