Nhận ra những sai lầm phổ biến này là bước đầu tiên hướng chúng ta đến sự chấp nhận và trân trọng bản thân mình.
1. Đánh đồng giá trị của bản thân với những thứ bên ngoài
Thành công, giàu có, ngoại hình đẹp là những gì xã hội thường nói với chúng ta rằng chúng định nghĩa giá trị của chúng ta. Nhưng sự thật là, giá trị của bạn không nằm ở tiền lương hay vẻ bề ngoài mà là con người bên trong của bạn. Khi bạn gắn giá trị bản thân với những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát, bạn đang tự đưa mình vào vòng xoáy cảm xúc.
Thay vào đó, hãy tập trung vào việc vun đắp những phẩm chất bên trong, là lòng tốt, sự chính trực, khả năng phục hồi. Hãy nhớ rằng, những thành tựu và tài sản của bạn là phần thưởng, không phải là điều kiện tiên quyết cho tình yêu dành cho bản thân.
Lần tới khi bạn thấy mình đang đánh giá giá trị bản thân dựa vào thứ gì đó bên ngoài, hãy dừng lại. Hít thở thật sâu và nhắc nhở bản thân về giá trị nội tại của bạn. Sự thay đổi nhỏ này có thể tạo nên sự khác biệt lớn trong cách bạn nhìn nhận bản thân.
2. Phân tích quá mức hành vi của bạn
Tự phản ánh là hành vi lành mạnh nhưng có một ranh giới mong manh giữa sự sáng suốt và ám ảnh. Việc liên tục xem xét kỹ lưỡng mọi hành động, lời nói hoặc suy nghĩ của bản thân có thể dẫn đến tình trạng tê liệt vì tự nghi ngờ.
Phân tích bản thân ở mức độ vừa phải giúp chúng ta học hỏi và phát triển. Tuy nhiên, khi điều này được thực hiện quá mức, nó có thể biến thành thói quen độc hại, làm xói mòn lòng tự tin. Chìa khóa ở đây là sự cân bằng. Hãy dành ra thời gian cụ thể để suy ngẫm nhưng đừng để nó chi phối suy nghĩ của bạn.
Khi bạn thấy mình đang đi vào vòng xoáy phân tích quá mức, hãy thử tập trung vào khoảnh khắc hiện tại. Bạn có thể nhìn thấy, nghe thấy hoặc cảm thấy gì ngay lúc này? Kỹ thuật chánh niệm có thể phá vỡ chu kỳ suy nghĩ quá mức và đưa bạn trở lại với hiện tại.
3. Ước bạn có thể khác đi so với bạn hiện tại
Hãy tưởng tượng một khu vườn với tất cả các bông hoa đều có một màu sắc, hình dạng giống hệt nhau, vẻ đẹp của sự đa dạng sẽ bị mất đi. Tương tự như vậy, khi từ chối những phẩm chất độc đáo của mình, chúng ta đang phủ nhận bản thân với thế giới. Chấp nhận con người của bạn, cả những khiếm khuyết là điều quan trọng để có được tình yêu bản thân thực sự.
Điều này không có nghĩa là chúng ta từ bỏ việc tự cải thiện. Thay vào đó là chấp nhận bản thân của hiện tại trong khi nỗ lực hướng tới mục tiêu. Hãy nghĩ về điều đó như việc yêu cả cuộc hành trình thay vì chỉ đích đến. Những điều kỳ quặc, không điều hoàn hảo và những khó khăn chính là một phần tạo nên con người độc đáo của bạn.
Hãy thực hành chấp nhận bản thân bằng cách thừa nhận những khuyết điểm, nhận thấy mà không phán xét. Theo thời gian, bạn có thể thấy những gì mình từng coi là khuyết điểm sẽ trở thành khía cạnh đáng trân trọng trong bản sắc của bạn.
4. Đánh giá thấp khả năng của mình
Sự khiêm tốn giả tạo không phải là sự khiêm nhường mà là sự tự phá hoại. Khi bạn liên tục đánh giá thấp khả năng của bản thân, bạn không chỉ tự hạ thấp mình mà còn bỏ lỡ cơ hội phát triển và đạt được thành công.
Nhận ra và trân trọng điểm mạnh của bản thân không khiến bạn trở nên kiêu ngạo. Hãy bắt đầu bằng cách lập danh sách các khả năng của bạn, từ những kỹ năng bạn đã phát triển, những thách thức bạn đã vượt qua và những phẩm chất tích cực mà người khác nhận thấy ở bạn.
Lần tới, khi bạn có ý định hạ thấp khả năng của mình, hãy dừng lại và tự hỏi liệu bạn có nói điều tương tự về một người khác không. Rất có thể câu trả lời sẽ là không. Vì vậy, hãy dành sự tử tế và công nhận đó cho chính mình.
5. Bỏ bê việc chăm sóc bản thân
Hãy nghĩ về việc tự chăm sóc như việc bảo dưỡng thường xuyên cho tâm trí, cơ thể và tâm hồn của bạn. Một chiếc xe không thể chạy mà không được cung cấp nhiên liệu. Bạn không thể mong đợi bản thân phát triển nếu không được chăm sóc đúng cách.
Chăm sóc bản thân với mỗi người sẽ có những đặc điểm khác nhau. Đó có thể là tắm thư giãn, tập luyện hoặc chỉ đơn giản là nói "không" với những cam kết thêm. Điều quan trọng là bạn xác định điều gì thực sự trẻ hóa mình và biến nó thành một phần không thể thương lượng trong thói quen.
Đừng đợi đến khi bạn cạn kiệt năng lượng mới ưu tiên chăm sóc bản thân. Hãy lên lịch cho việc này trong lịch trình mỗi ngày của bạn, giống như bất kỳ cuộc hẹn quan trọng nào. Nhớ rằng, chăm sóc bản thân không phải điều xa xỉ mà là điều cần thiết để duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn, nuôi dưỡng tình yêu bản thân.
6. Không có ranh giới cá nhân rõ ràng
Ranh giới là những đường vô hình xác định nơi bạn kết thúc và nơi người khác bắt đầu. Nếu không có chúng, bạn sẽ giống như một ngôi nhà không có tường bao, dễ bị tổn thương trước những người qua đường.
Thiết lập và duy trì ranh giới lành mạnh là một hành động tự yêu bản thân. Nó truyền đạt cho chính bạn và người khác rằng nhu cầu, cảm xúc và không gian cá nhân của bạn rất quan trọng. Nhớ rằng, ranh giới không phải kiểm soát người khác mà là chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của chính bạn. Khi bạn củng cố ranh giới của mình, bạn có thể thấy các mối quan hệ được cải thiện và ý thức về giá trị bản thân của bạn tăng lên. Đó là một bước tiến mạnh mẽ hướng tới yêu bản thân.
7. Bám víu vào những sai lầm và thất bại trong quá khứ
Bạn không thể lái xe về phía trước nếu mãi nhìn chằm chằm vào gương chiếu hậu. Vậy nhưng không ít người trong chúng ta lại bám víu vào những sai lầm trong quá khứ như thể chúng là lộ trình đến tương lai. Thói quen này không chỉ cản trở sự tiến bộ mà còn làm xói mòn tình yêu dành cho bản thân.
Sai lầm và thất bại không phải dấu hiệu vĩnh viễn đánh giá giá trị của bạn mà là những bước đệm để phát triển. Thay vì tự trách mình vì những sai lầm trong quá khứ, hãy cố gắng rút ra bài học. Bạn đã học được gì, phát triển như thế nào từ đó? Nhớ rằng, bạn không được định nghĩa bởi những khoảnh khắc tồi tệ nhất mà bởi cách bạn chọn để vượt qua.