Những cái chết của những vị vua trong lịch sử Trung Quốc chứa đựng nhiều tình tiết ly kỳ, bí ẩn chưa rõ nguyên nhân.
Cái chết do trời đánh của con trai hoàng đế Càn Long
Cái chết của hoàng đế Gia Khánh, con trai thứ 15 của Càn Long tới nay vẫn là điều bí ẩn. Cái chết đột ngột không có lý do của ông đã trở thành đề tài tranh cãi giữa các nhà sử học trong suốt nhiều thế kỷ qua.
Mặc dù nguyên nhân cái chết của ông không được ghi trong chính sử nhưng một số người cho rằng hoàng đế Gia Khánh đã bị ốm nặng trong lúc đi săn bắn tại Tị Thử sơn trang (Hà Bắc). Một hôm, bầu trời bỗng tối sầm, mây đen kéo tới dày đặc, sấm chớp giật đùng đùng, mưa to gió lớn. Trong lúc đó, sét đã đánh trúng nơi hoàng đế Gia Khánh đang nằm nghỉ, hoàng đế cũng bị sét đánh trúng mà băng hà ở tuổi 60.
Một giả thiết khác lại cho rằng, đằng sau cung điện của vua Gia Khánh có một tòa nhà nhỏ được đặt tên là "Vân Sơn thánh địa", đây là nơi tình tứ của hoàng thượng và tiểu thái giám được nhà vua sủng ái. Một ngày nọ, trong lúc hai người đang "vui vẻ" với nhau, đột nhiên có một tia sét đánh trúng nóc "Vân Sơn thánh địa", quả cầu lửa từ trên trời rơi xuống đã thiêu cháy tòa nhà cùng vị hoàng đế đang ở trong đó.
Tất cả những lập luận trên đều cho rằng cái chết của hoàng đế Gia Khánh có liên quan tới hiện tượng tự nhiên và ông đã bị sét đánh cháy sém tới mức không thể nhận dạng nên không thể đưa vào cung. Các quan đại thần đã phải tìm một tiểu thái giám có dáng người giống vua Gia Khánh, bí mật giết người này và hóa trang thành vua, đem thi thể của nhà vua được đặt ở bên dưới quan tài còn bên trên là xác của tiểu thái giám giả hoàng thượng rồi đưa về kinh để qua mắt dân chúng. Gia Khánh là một vị hoàng đế không gặp nhiều may mắn, là vị vua duy nhất bị sét đánh chết.
Vị hoàng đế chết vì nắng nóng và bệnh tật
Cái chết của vua Tần Thủy Hoàng chứa đựng nhiều bí ẩn chưa thể giải đáp đã thu hút sự quan tâm của nhiều thế hệ. Cuốn “Sử ký” của Trung Quốc ghi chép rằng, Tần Thủy Hoàng chết trên đường đi du tuần, thị sát về phía Đông.
Năm 218 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng đi tuần du phía đông bị hành thích, một chiếc xe đi sau bị thích khách dùng búa đật nát. Sau đó lại phát hiện trên một tảng đá có khắc chữ là “Thủy Hoàng chết, đất phân chia”, lại thêm lời nói “Năm nay Tổ Long chết” từ một “tiên nhân”. Tần Thủy Hoàng vốn là người mê tín, nên cảm thấy rất bất an trước những sự việc này.
Tần Thủy Hoàng nghe theo lời của một thầy bói có tiếng đã chuẩn bị tuần du để tìm kiếm thuốc trường sinh bất tử, phòng trừ vận nạn. Tuy nhiên do trên đường đi lao lực, Tần Thủy Hoàng tới bến Bình Nguyên (nay ở gần Bình Nguyên, Sơn Đông) thì ngã bệnh, ông đã chết tại Hành cung Sa Khâu (nay nằm ở gần Quảng Tông, Hà Bắc).
Theo sử ký, từ nhỏ, Tần Thủy Hoàng đã mắc bệnh, thể chất không khỏe mạnh, lớn lên lại ương ngạnh bảo thủ, việc lớn hay nhỏ đều tự mình quyết định, mỗi ngày phê duyệt văn thư lên tới 60 cân, làm việc cực kỳ mệt nhọc. Lần du tuần này lại đúng vào ngày hè oi bức, nóng nực đã khiến cho Tần Thủy Hoàng mắc chứng viêm màng não và động kinh mà chết.
Cái chết do khói bụi
Trong 10 hoàng đế nhà Thanh vào lập đô ở Bắc Kinh, hầu hết đều băng hà vào cuối đông và đầu xuân, chưa ai vượt qua hết tháng Giêng. Vua Thuận Trị chết vào ngày mùng 7, Càn Long chết vào mùng 3, Đạo Quang ngày 14 đều trong tháng Giêng. Còn các hoàng đế Khang Hy, Đồng Trị, Quang Tự, Tuyên Thống đều chết vào những ngày cuối đông giá rét.
Theo Đàm Kiện Thiêu, bác sĩ chuyên khoa tim mạch và huyết quản bệnh viện Kính Hồ, Ma Cao mới đây đã viết cuốn “Thông tin lạ chưa một giờ học lịch sử nào từng nhắc đến: Những thông tin về y học nằm ngoài sử sách”. Ông đã đề cập đến nguyên nhân cái chết của những vị hoàng đế nhà Thanh đều do ô nhiễm không khí.
Mùa đông lạnh giá ở thành Bắc Kinh chính là thời điểm dễ phát các bệnh về tim mạch, huyết quản và có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, khói bụi đã trở thành nỗi ám ảnh đáng sợ và là sát thủ vô hình ở thành Bắc Kinh.
Thành Bắc Kinh 3 mặt giáp núi, sương mù và khói bụi rất dễ ngưng tụ nhưng rất khó phân tán, khiến cho các vị hoàng đế dù được chăm sóc đặc biệt kỹ càng cũng không thoát khỏi sự ô nhiễm tại đây.
Trong cuốn “Nguyên sử” (Lịch sử Nguyên triều), đã có ghi chép lại: “Sương mù, khói bụi bủa vây Đại Đô, nhiều ngày liên tiếp không nhìn thấy ánh sáng mặt trời, cổng thành bị giấu kín trong màn khói bụi”.
>> Xem thêm: 3 mỹ nhân nổi tiếng lịch sử vì suy nghĩ kì quái, thà chết chứ không làm hoàng hậu