Những mối tình "ông bà anh", vượt qua giông bão, kề bên nhau đến hơi thở cuối cùng

Ngày 31/03/2017 00:05 AM (GMT+7)

Giữa bộn bề cuộc sống, có những câu chuyện về tình nghĩa vợ chồng của các ông lão, bà lão, dù qua bao sóng gió vẫn cứ đẹp vĩnh cửu.

Có người từng nói, hôn nhân ở thời đại bây giờ, chuyện kết hôn chỉ giống như câu nói đùa, thoáng cái đã thấy chia tay nhau. Có người còn gọi thời nay là thời đại của ly hôn, khi những bà mẹ đơn thân, ông bố cô độc "nhiều như lợn con". Mỗi một câu chuyện đều có những góc khuất tăm tối của nó, chúng ta thôi không bàn đến, không can dự vào quyết định của mỗi người. Nhưng có khi nào, bạn đặt ra câu hỏi, vì sao vẫn tồn tại từ xưa đến nay, những mối tình "ông bà anh" vượt qua sóng gió thăng trầm, nhưng nông nổi của tuổi trẻ, họ vẫn có thể kề bên nhau như ước nguyện.

Đó là mối tình nổi tiếng ở Hội An, đẹp như làng hoa Trà Quế mà họ sinh sống

Câu chuyện về ông Lê Văn Sỏ và bà Nguyên Thị Lợi, sau gần 10 năm quen biết, yêu nhau, năm 1949 hai cụ kết hôn rồi chung sống ở làng rau Trà Quế. Trong chiến tranh, cụ Sỏ tham gia hoạt động cách mạng, từng bị địch bắt phải chịu cảnh tù đày và xa cách người vợ trẻ suốt nhiều năm dài.

Những mối tình amp;#34;ông bà anhamp;#34;, vượt qua giông bão, kề bên nhau đến hơi thở cuối cùng - 1

Ảnh: Mai Thành Chương

Năm 1954, anh lính Sỏ trở về trong niềm hạnh phúc vô bờ của bà Lợi. Sau năm tháng dài mỏi mòn chợ đợi, hai vợ chồng cụ lần lượt có 5 người con tảo tần cuốc đất, trồng trọt gắn bó với làng rau Trà Quế. Thời gian rảnh rỗi, cụ dành thời gian chăm sóc, trò chuyện tình cảm với vợ như thể đắp bù thời trai trẻ trống vắng, phải sống xa nhau. Cụ cho rằng, vượt qua đau thương mất mát chiến tranh, đất nước hòa bình, không có gì hạnh phúc bằng sống bên cạnh người mình yêu thương, vui vẻ cùng bà con lối xóm.

Năm nay dù cụ Sỏ đã 93 tuổi, bà Lợi 86 tuổi nhưng hàng ngày hai vợ chồng vẫn cần mẫn cuốc đất, trồng rau như niềm vui sống bình dị tuổi xế chiều.

Ông lão 80 tuổi kể chuyện tình “nhặt” được vợ

“Ngôi nhà” nhỏ của vợ chồng ông Thành đơn sơ, nằm nép mình bên bờ sông Hồng. Những ngày rét mướt, gió từ sông thổi lên làm nó rung bần bật. Gọi là nhà, nhưng thực chất đó chỉ là một con thuyền bằng nứa được dựng tạm bợ. Xung quanh thuyền, ông Thành che chắn những tấm bạt – thứ phế liệu được nhặt về từ những đống rác.

Ông Thành chia sẻ: “Vợ chồng tôi đến với nhau như một cái duyên trời định, tình cờ gặp, tình cờ đến. Không một mâm cơm, không một người làm chứng. Chúng tôi sống với nhau vì một chữ tình, vậy mà cũng được hơn 40 năm rồi

Ngày còn trẻ, ông ra Hà Nội làm đủ nghề để kiếm sống, từ bốc vác, kéo xe, đào huyệt, bốc mộ, mò cua, bắt ốc mang ra chợ bán,... cứ việc gì ra tiền mua được cái bỏ vào mồm là làm. Trong một lần mang mớ ốc mới mò được lên phố bán, đang lững thững đi dọc theo đường tàu ga Long Biên, bất chợt Thành thấy một cô gái trẻ chỉ độ đôi mươi đang lúi hút quét gạo vãi trên đường, rồi gom vào chiếc túi nhỏ đeo bên hông...

Hóa ra cô gái cũng chỉ có một thân một mình, ngày đi làm thuê, nhặt rác, thỉnh thoảng chờ tàu chở hàng về ga chạy ra xin bốc vác thuê, rồi tranh thủ mót ít gạo rơi vãi dưới đường gom lại về nấu cháo. Ông đánh bạo ngỏ lời với dù vẫn còn chưa biết tên cô: “Hay mình về ở với tớ?”…

Những mối tình amp;#34;ông bà anhamp;#34;, vượt qua giông bão, kề bên nhau đến hơi thở cuối cùng - 2

Ảnh: Hải Lê Cao

Thấm thoắt câu chuyện tình ấy đã trải qua 40 năm. Ông Thành vẫn thường giơ cánh tay trái lên khoe hình săm: “Ngày 26-9-1969 đây chính là ngày tôi và bà ấy gặp nhau, rồi về ở với nhau. Tôi săm lên tay ngày này để cả hai cùng nhớ... Thế mà cũng đã trên 40 năm rồi...”

Những mối tình amp;#34;ông bà anhamp;#34;, vượt qua giông bão, kề bên nhau đến hơi thở cuối cùng - 3

Ảnh: Hải Lê Cao

Những mối tình amp;#34;ông bà anhamp;#34;, vượt qua giông bão, kề bên nhau đến hơi thở cuối cùng - 4

Ảnh: Hải Lê Cao

"Tình già" cảm động của vợ chồng ông lão gánh nước thuê ở Hội An 

Chồng vốn làm nghề bốc vác hàng ven sông Hoài, còn vợ hàng ngày gánh nước ở giếng cổ Bá Lễ thuê cho người dân quanh phố cổ.  Cuộc sống gia đình ông Đường đang yên bình, hạnh phúc thì cậu con trai duy nhất khi vừa tròn 3 tuổi đổ bệnh nặng.

Hai vợ chồng quyết định không sinh thêm con nữa, thức khuya dậy sớm, làm thuê dồn hết tiền đưa con chạy chữa khắp nơi nhưng không hết bệnh. Cậu bé càng lớn lên càng hồn nhiên, ngây ngô như một đứa trẻ. Công việc bốc vác nặng nhọc lại thu nhập bấp bênh, ông Đường trở về gánh nước thuê cùng vợ. 

Những mối tình amp;#34;ông bà anhamp;#34;, vượt qua giông bão, kề bên nhau đến hơi thở cuối cùng - 5

Ông Đường kể gia đình sống nhờ giếng Bá Lễ. Giếng cổ này quanh năm nguồn nước dồi dào luôn trong vắt, ngọt thanh nên người dân Hội An ai cũng ưa dùng. Hàng ngày, mọi người bận làm việc thì thuê vợ chồng ông gánh nước tới. Tiền công được tính theo đoạn đường xa, hoặc gần. 

Sau một ngày gánh nước thuê nhọc nhằn, ông Đường về bên mái ấm vỏn vẹn 25m2 sum vầy với vợ và con trai

Vừa khâu lại chiếc áo, bà Mỹ vừa trò chuyện vui vẻ với chồng. "Đời nghèo cơ cực, hai vợ chồng có con trai độc nhất thì lại bệnh tâm thần. Giờ tôi bệnh viêm khớp không còn gánh nước thuê được như trước nữa, giờ thấy chồng ở tuổi gần đất, xa trời mà còn bươn chải mưu sinh nuôi vợ, con nên tôi thấy thương ông ấy nhiều lắm".

Ông Đường chỉ dám mơ ước mơ giản dị mỗi ngày gánh được vài đôi nước như "tập thể dục" quanh phố cổ Hội An, đủ sức khỏe sống tròn 100 tuổi vui vẻ, hạnh phúc cùng vợ, con chứ không dám mơ gì cao xa hơn nữa. 

Tình yêu của ông lão 80 tuổi bán kem nuôi vợ

Hơn 30 năm gắn liền với nghề bán kem dạo, ông Đỗ Mộng Điệp (80 tuổi) rong ruổi khắp các con hẻm lớn nhỏ chỉ mong bán hết kem để có tiền cho vợ chữa bệnh.

Ngày trước, khi còn khỏe, ông Điệp đi bán kem ốc quế dạo ở các trường tiểu học còn vợ đi bán vé số. Tuổi già sức yếu, 5 năm nay bà Vân bị bệnh giãn mạch máu chân, thần kinh tọa, dẫn đến teo cơ, cộng thêm căn bệnh tim hành hạ nên bà không thể tự đi lại được. Thương vợ đau ốm, ông Điệp cán đáng hết việc nhà và làm chỗ dựa vững chắc cho bà vượt qua bệnh tật.

Những mối tình amp;#34;ông bà anhamp;#34;, vượt qua giông bão, kề bên nhau đến hơi thở cuối cùng - 6

Ảnh: saostar

Đến với nghề bán kem như một cơ duyên sắp đặt sẵn, từ đó đến nay đã hơn 30 năm, chiếc xe kem cũ trở thành nguồn thu nhập chính nuôi sống gia đình ông, giúp ông có tiền chữa bệnh cho người vợ bệnh tật của mình. Mỗi ngày, ông kiếm được 70.000 – 100.000đ, trong đấy 50.000đ để tiền cơm nước ông bà nuôi nhau, còn 20.000đ ông dành tiền thuốc thang cho bà.

Ông cũng chỉ có ước mong nhỏ nhoi: “Mong sao cho cô sớm hết bệnh, chứ không mỗi ngày đi bán nghe bà kêu đau nhức cũng buồn lắm!”. Hai mái đầu bạc cứ mãi nương tựa vào nhau mà sống.

Tình yêu của vợ chồng bà lão mù, ông cụt chân ở Sài Gòn

Tình yêu của ông bà chớm nở tại thành phố Biên Hòa, khi ấy bà Lan là người Hà Nội thao gia đình đi di cư, còn ông Năng là người lính cụ Hồ, ông bị dính mìn và cụt cả hai chân khi mới 25 tuổi.

Tình yêu của chàng thanh niên vừa nghèo vừa cụt chân tưởng chừng không bao giờ làm trái tim cô tiểu thư lay động và không bao giờ đi đến cái kết có hậu vì gia đình bà Lan quyết liệt ngăn cản.

Từ ngày gia đình đồng ý, cuộc đời bà Lan chuyển sang một trang khác, khổ cực hơn. Hàng ngày, bà lắp cho ông chân giả rồi đẩy ông trên xe lăn đi bán báo, lượm ve chai, bán vé số, bán kem và một tay quán xuyến hết việc trong gia đình. Bằng tình yêu nồng nàn dành cho nhau, đôi vợ chồng vẫn bước tiếp, sống những ngày tháng giản dị mà hạnh phúc.

Những mối tình amp;#34;ông bà anhamp;#34;, vượt qua giông bão, kề bên nhau đến hơi thở cuối cùng - 7

Ảnh: Mai Quỳnh

Số phận thật biết trêu đùa người ta, lấy nhau về nhưng ông bà lại không thể có con do bà Lan bị u nang buồng trứng. Mấy năm gần đây bà lại bị mù hoàn toàn và xơ vữa động mạch, sức khỏe cứ thế tụt dốc. Lúc này ông lại quay sang lo cho bà từng miếng ăn, giấc ngủ.

Hàng ngày, với đôi chân giả, ông đi bán vé số ở Khu công nghiệp Sóng Thần từ lúc tờ mờ sáng, khoá trái cửa để bà ở nhà một mình. Trưa về, ông tạt sang chợ, mua ít thức ăn về nấu cho bà rồi lại lo hết việc nhà trên hai cái đầu gối. Bàn tay người đàn ông 70 tuổi đã chai sạn đi và lại nổi vảy. Ông bảo sẽ phải đi khám vì "hai bàn tay nhức quá không chịu nổi".

Có dạo, bà hỏi ông: "Em vừa mù, vừa không sinh con cho anh được, sao anh không bỏ em?". Ông lắc đầu trả lời: "Hồi xưa em lo cho anh được thì bây giờ anh cũng lo cho em được chứ. Em nói tầm bậy tầm bạ gì vậy". Nhà không có con cái làm nơi nương tựa, ông Năng chỉ biết yêu vợ bằng tất cả tấm lòng và tìm những niềm vui giản dị như chơi đùa với vật nuôi của hàng xóm.

Nguyễn Hiền, Ảnh: Internet
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Câu chuyện tình yêu