Hạnh khóc nức nở, chẳng ngờ thời gian qua cô đã hiểu nhầm cha mình. Hạnh xin lỗi cô H rồi vội vàng chạy về chuẩn bị cơm tối. Hạnh bỗng nhớ ra, hôm nay cũng là sinh nhật cha mình.
Hạnh sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Khi Hạnh vừa tròn 2 tuổi, mẹ cô đột ngột qua đời sau căn bệnh ung thư vú kéo dài dai dẳng. Từ đó, Hạnh sống cùng người cha đã ngoài 40 tuổi. Cha Hạnh tuy cao lớn, nhưng ông bị mắc bệnh tim từ nhỏ nên không có nhiều điều kiện chăm con.
Để có tiền nuôi Hạnh, cha cô ngoài làm ruộng, còn chạy thêm xe ôm, được đồng nào ông dành mua sữa, gạo chăm con. Phần còn lại tích cóp để lo cho Hạnh học hành.
Cuộc sống của 2 cha con cứ thế trôi qua. Bữa đói, bữa no nhưng cha Hạnh rất tình cảm. Những đồng tiền cha cô kiếm ra cũng dần trở nên ít ỏi khi Hạnh ngày ngày càng lớn, cô học lớp tiếng Anh, lớp ôn thi…
Năm Hạnh vào cấp 3, thấu hiểu sự vất vả của cha, Hạnh một buổi đến trường một buổi đi làm thêm. Bởi sự nỗ lực của Hạnh khiến cha cô rất tự hào. Tuy nhiên, ông một mực khuyên con chuyên tâm học, số tiền học phí cha Hạnh sẽ cố chạy vạy, lo cho đủ.
Ngày Hạnh ra Hà Nội học, cha Hạnh cũng bán bớt ruộng đất ở quê, ra Hà Nội làm bảo vệ để có cơ hội chăm con. Chính tình yêu thương sự quan tâm, chăm sóc của cha đã tiếp thêm động lực cho Hạnh cố gắng trong cuộc sống.
Nhưng rồi, bởi chưa hiểu cha, thấy người ta dị nghị về mối quan hệ của cha với một người phụ nữ cùng dãy trọ mà Hạnh giận dỗi. Tự thân tâm, cô không muốn cha mình đi bước nữa, một phần cô sợ người ta lừa dối cha mình.
Tình cảm cha con càng dạn nứt khi những ngày Hạnh tập trung làm khóa luận, còn cha cô sáng nào cũng rời nhà từ 4h sáng.
Có những hôm Hạnh bảo cha “Cha cứ đi đâu sớm vậy, sao không nghỉ ngơi”. Đáp lại, cha Hạnh bảo con “Con cứ ngủ thêm, cha có chút việc đi rồi cha về”. Tuy nhiên, cha Hạnh đi hôm nào cũng trời nhá nhem tối mới ở nhà, cơm nước cho con.
Hạnh sinh nghi, nghĩ cha có mối quan hệ khác, một phần cô xấu hổ khi người ta cứ châm chọc “Chừng đó tuổi rồi, còn yêu đương gì cho cam”, “đã vất vả, còn đèo bòng thêm có khổ không?”, “Sáng nào cũng đèo bà H đi đâu tối mịt mới về…”. Những khi đó Hạnh ức lắm, có hôm cô chỉ muốn nói điều gì đó cho bớt giận, nhưng nhìn thấy khuôn mặt hiền từ của cha mình Hạnh lại thôi.
Sáng qua, áp lực công việc, cùng sự giận dỗi lâu nay, Hạnh đã nói lời hỗn với cha rằng “Bố mẹ người ta cho con đủ các thứ, con chẳng phải lo lắng, còn cha, chừng này tuổi chẳng làm được gì cho con, còn để con mang tiếng. Con mệt lắm”. Sau những lời của Hạnh, cha cô vẫn rời khỏi nhà.
Hạnh nghe sự thật về cha xong cô ôm mặt khóc nức nở (Ảnh minh họa).
Trưa hôm đó, Hạnh quyết định gặp người phụ nữ được cho là cặp với cha mình tại một quán nước gần trường. Bà H bắt đầu câu chuyện của mình và nói ra một sự thật khiến Hạnh vô cùng sốc. “Cũng chỉ nốt tuần này thôi, cha cháu sẽ nghỉ, cô thuê người khác, dạo này cha cháu yếu lắm rồi”. Khi nghe thế, Hạnh tròn mắt ngạc nhiên.
Cô H kể với Hạnh rằng, suốt hơn 2 tháng qua, cô thuê cha Hạnh làm xe ôm, rồi chuyển hàng về các tỉnh. Số tiền mỗi tháng cha Hạnh nhận được là 7 triệu đồng. Cô cũng nói với Hạnh sở dĩ cha cô nhận làm vì ông biết Hạnh sắp ra trường và muốn mua cho cô một chiếc xe máy để làm quà khi cô bắt đầu công việc mới.
Hạnh khóc nức nở, chẳng ngờ thời gian qua cô đã hiểu nhầm cha mình. Hạnh xin lỗi cô H rồi vội vàng chạy về chuẩn bị cơm tối. Hạnh bỗng nhớ ra, hôm nay cũng là sinh nhật cha mình.
Hạnh vì đi, vừa nghĩ đông đến rồi, cha cô cần một chiếc áo ấm mới. Cũng may chiều nay, Hạnh nhận được 2 triệu tiền dạy thêm. Hạnh quyết định sẽ chuẩn bị một bữa cơm tươm tất và mua cho cha một chiếc áo khoác thật ấm thật đẹp. Và tất nhiên, Hạnh cũng nợ cha 1 lời xin lỗi mà Hạnh cũng cần phải nói ngay tối hôm nay.