Trác Văn Quân là tài nữ đời Tây Hán, được suy tôn như một trong những nữ nhân nổi tiếng nhất của Trung Quốc cổ đại.
Trung Hoa tứ đại tài nữ (kỳ 2) - Trác Văn Quân – tài nữ Tây Hán viết thơ giành lại chồng
Trong lịch sử, khi nhắc đến những đôi nhân tình nổi tiếng trong thi ca, người ta thường không thể bỏ qua chuyện tình nổi tiếng của Tư Mã Tương Như và Trác Văn Quân, hai thi nhân bậc nhất đời Tây Hán.
Chuyện tình này nổi tiếng đến nỗi nó đã trở thành là một điển tích, điển cố nổi tiếng vẫn được nhắc đến nhiều trong thơ ca cổ điển và hiện đại. Nhà thơ Nguyễn Bính của chúng ta trong bài “Hoa với Rượu” cũng có nhắc đến điển tích này:
Như truyện Tương Như và Trác Thị
Đưa nhau về ở đất Lâm Cùng
Vườn cam trắng xóa hoa cam rụng
Tôi với em Nhi kết vợ chồng!
Vậy Trác Văn Quân là ai? Trong kì 2 này của Trung Hoa tứ đại tài nữ , chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn nhân vật này
Người quả phụ trẻ nổi tiếng xinh đẹp, tài năng
Trác Văn Quân là tài nữ đời Tây Hán, được suy tôn như một trong những nữ nhân nổi tiếng nhất của Trung Quốc cổ đại. Nàng sinh ra ở Tứ Xuyên, là con gái của Trác Vương Tôn, một đại phú đương thời. Xuất thân phú quý, Trác Văn Quân được cha mẹ nuôi nấng dạy bảo kỹ lưỡng, lớn lên, nàng sớm đã nổi danh gần xa vì vẻ đẹp chim sa cá lặn, lại có khả năng chơi đàn điêu luyện, và cũng hết sức rành âm luật, thiện thơ ca.
Trác Văn Quân được cha mẹ nuôi nấng dạy bảo kỹ lưỡng, lớn lên, nàng sớm đã nổi danh gần xa vì vẻ đẹp chim sa cá lặn, lại có khả năng chơi đàn điêu luyện, và cũng hết sức rành âm luật, thiện thơ ca. (ảnh minh họa)
Được cha mẹ tìm tấm chồng giỏi giang, Trác Văn Quân sớm đã gả cho thư sinh Vương Hàm Tân, một Tú tài theo nghiệp bút nghiên. Thế nhưng, hạnh phúc chẳng tày gang, sau nửa năm sống cùng nhau, Hàm Tân bỗng lâm bệnh rồi từ trần, Trác Văn Quân bỗng chốc trở thành quả phụ, nàng héo hon, tàn úa bên bàn thờ của người chồng đã khuất.
Trác Văn Quân – Tư Mã Tương Như, mối tình đẹp trong thi giới
Tư Mã Tương Như, khi ấy là một văn sĩ nổi tiếng thơ hay đàn giỏi. Trong khi đến đất Lâm Cùng, chàng vốn sẵn quen với Vương Cát là quan lệnh ở huyện, nên đến chơi. Vương Cát liền mời Tương Như cùng đi dự tiệc ở nhà viên ngoại Trạc Vương Tôn, nơi mà Trác Văn Quân đang sống . Nghe tiếng chàng đàn hay nên quan huyện cùng Trác viên ngoại yêu cầu chàng đánh cho một bài để thưởng thức. Tương Như bắt gặp góa phụ xinh đẹp, cũng biết nàng thích nghe đàn, nên buông lời chọc ghẹo, vừa gảy đàn vừa hát khúc “Phượng cầu hoàng” nổi tiếng của mình
Chim phượng, chim phượng về cố hương,
Ngao du bốn bể tìm chim hoàng
Thời chưa gặp chừ, luống lỡ làng.
Hôm nay bước đến chốn thênh thang.
Có cô gái đẹp ở đài trang,
Nhà gần người xa não tâm tràng.
Ước gì giao kết đôi uyên ương,
Bay liệng cùng nhau thỏa mọi đường.
Tuy làm góa phụ, nhưng Văn Quân khi ấy vẫn còn rất trẻ. Khi ấy nàng núp sau tấm rèm, tâm hồn ngây ngất bị khúc nhạc du dương của Tương như quyến rũ. Dư âm tiếng đàn réo gọi theo bao tình cảm nồng nàn, trái tim thôi thúc. Ngay trong đêm, Văn Quân đã bỏ nhà, trốn sang tìm gặp để đi theo Tương Như.
Cả hai người vốn đã chung sở thích về đàn và thơ, nên sớm đã tâm đầu ý hợp, bảo nhau cùng trở về Đô Thành. Chuyện của hai người lúc đầu vốn bị Trác viên ngoại phản đối kịch liệt, trong cuộc sống cũng gặp nhiều khó khăn, vất vả, phải mở quán rượu để bươn chải. Thế nhưng sau này, thấy con gái vất vả, Trác viên ngoại không đành lòng, liền cho đến rất nhiều vàng bạc và người hầu làm của hồi môn. Trác Văn Quân và Tư Mã Tương Như từ ấy cuộc sống trở nên giàu có, an nhàn, có thể uống rượu làm thơ suốt ngày.
Tuy làm góa phụ, nhưng Văn Quân khi ấy vẫn còn rất trẻ. Khi ấy nàng núp sau tấm rèm, tâm hồn ngây ngất bị khúc nhạc du dương của Tương như quyến rũ. (ảnh minh họa)
Trác Văn Quân – người tài nữ làm thơ giành lại chồng
Năm 140 TCN, Hán Vũ Đế lên ngôi, sau khi xem các tác phẩm của Tư Mã Tương Như, Vũ Đế lấy làm thích thú, bèn triệu chàng lên kinh thành Trường An sống. Bằng tài trí của mình, Tư Mã Tương Như sáng tác bài "Thượng Lâm Phổ", được Hán Vũ Đế ưa thích, liền phong cho chàng làm chức Lang Quan, giữ lại ở kinh đô Tràng An. Tương Như có danh phận, lại nổi tiếng tài hoa nên trở thành người trong mộng của biết bao tiểu thư mệnh phụ chốn kinh thành, trong lòng dường như đã quên đi nơi quê nhà Trác Văn Quân tình thiết đang đợi chờ, trong một lần trở về Thành Đô, Tương Như thấy nàng đã không còn giữ được nhan sắc như xưa, không còn xứng đáng với mình nữa bèn tỏ ý muốn lấy vợ lẽ.
Trác Văn Quân ở quê nhà, sau nhiều bức thư qua lại cũng đã hiểu ý muốn của Tương Như, trong lòng rối bời, nàng liền viết bài thơ “Bạch đầu ngâm”, gửi tới Tư Mã Tương Như với những lời lẽ nói đến năm tháng xưa cũ, hờn trách lang quân chuộng mới dễ đổi thay và nỗi buồn cô quạnh của mình. Đọc bài thơ đầy thương cảm của vợ, Tư Mã Tương Như vừa phục tài, vừa hết sức cảm động, nhớ lại quãng năm tháng hai vợ chồng sống ân ái với nhau, chàng liền xóa bỏ ý định lấy vợ lẽ, rồi trở về quê cũ với Trác Văn Quân, từ đó hai vợ chồng chung sống với nhau, đầu bạc răng long cho tới khi từ giã cõi đời.
Nếu nói đến những tác phẩm hay của Trác Văn Quân, thì bài thơ "Bạch đầu ngâm” này vẫn được coi là bài thơ nổi tiếng nhất của Trác Văn Quân, bài thơ với những thi từ giàu cảm xúc, chan chứa tình cảm và vẫn lưu truyền đời này qua đời khác cho đến tận ngày nay…
Đọc bài thơ đầy thương cảm của vợ, Tư Mã Tương Như vừa phục tài, vừa hết sức cảm động, nhớ lại quãng năm tháng hai vợ chồng sống ân ái với nhau, chàng liền xóa bỏ ý định lấy vợ lẽ, rồi trở về quê cũ với Trác Văn Quân (ảnh minh họa)
Bạch Đầu Ngâm
Dòng sông Cẩm chảy về đông bắc
Xô cặp uyên ương lớp sóng đào
Mái lộng cỏ Tần thơm phảng phất
Trống trên cung Hán đỉnh cây cao.
Thà cung chết vạn lần đau đớn
Hơn ở trong mây rẻ cánh nhau
Còn nhớ A Kiều ghen thuở nọ
Trường môn chiều xuống lặng ngồi sầu
Ngắm trăng lòng ước hầu bên chúa
Xưa phú từ mua cuộc sống giàu
Làm phú Tương Như sung túc hẳn
Đàn ông chuộng mới đổi thay mau
Mậu Lăng một sớm tâm tình hợp
Nhỏ lệ Văn Quân phú Bạch đầu
Nước chẳng về đông, tây cuộn mãi
Lá lìa cành rụng chốn rừng sâu
Cỏ thố ti vô tình
Cuốn mình theo chiều gió
Cùng với nữ la cành
Quấn quanh dù bão tố
Hai cỏ một tâm tình
Lòng người thua cây cỏ
Chiếu long tu trải đó
Cho tơ nhện giăng mành
Giữ gìn gối hổ phách
Về lại thuở mơ lành
Thôi đành ! Nước đỗ hốt đầy sao?
Phụ thiếp đuổi đi, khó lại nào
Tự cổ được thời, không hợp vợ
Đến nay chỉ thấy gác Thanh sầu.
Xem thêm tin bài liên quan hấp dẫn tại đây: Giai nhân Việt tàn phai nhan sắc vì đòn ghen tàn độc Rùng mình chuyện Võ Tắc Thiên trả thù tình Võ Tắc Thiên “yêu” khi 14 và sung mãn đến 80 |