Trong 8 tình huống này, im lặng mới là sự khôn ngoan

Bảo Anh. - Ngày 29/05/2024 19:00 PM (GMT+7)

Dưới đây là 9 tình huống mà theo tâm lý học, sẽ khôn ngoan hơn khi bạn lựa chọn im lặng. 

1. Khi bạn tức giận

Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy tức giận, rất nhiều lời dường như đã ở sẵn cổ họng, chỉ chờ bật ra. Và trong chính trong những khoảnh khắc nóng nảy đó, chúng ta dễ nói ra những điều khiến sau này bản thân phải hối hận.

Theo tâm lý học, khi tức giận, chúng ta không ở trạng thái tốt nhất để đưa ra những quyết định hợp lý hoặc tham gia giao tiếp hiệu quả. Cảm xúc có thể che mờ khả năng phán đoán và bóp méo quan điểm của chúng ta. Sẽ tốt hơn khi chúng ta thực hành chánh niệm trong những giai đoạn cảm xúc dâng cao này. 

Khi bạn sắp bùng phát cơn giận dữ, tốt nhất là để sự im lặng thay cho lời nói của mình. Một thay đổi nhỏ giúp bạn ngăn mọi thứ leo thang và cho bạn thời gian để sắp xếp lại suy nghĩ cũng như bình tĩnh lại. Nhớ rằng, im lặng có thể là cách phòng thủ tốt nhất và là phản ứng mạnh mẽ nhất của bạn.

2. Trong lúc thiền

Thiền là thời gian dành cho sự tĩnh lặng, để suy ngẫm từ bên trong và khám phá bản thân mình. Các nghiên cứu cho thấy rằng sự im lặng trong khi thiền có thể giúp chúng ta giảm căng thẳng và lo lắng, cải thiện sự chú ý và góp phần cải thiện sức khỏe tinh thần.

3. Khi bạn không biết phải nói gì

Trong 8 tình huống này, im lặng mới là sự khôn ngoan - 1

Chúng ta đều từng có những khoảnh khắc không biết phải nói gì. Trong những tình huống như vậy, bạn có thể dễ dàng thốt ra điều đầu tiên xuất hiện trong đầu nhưng đó thường không phải là lựa chọn sáng suốt nhất.

Theo tâm lý học, khi bạn không chắc chắn về phản ứng của mình, việc giữ im lặng sẽ tốt hơn. Sự im lặng cho bạn cơ hội tổng hợp lại suy nghĩ của mình và đưa ra câu trả lời sau khi cân nhắc kỹ lưỡng.

Hơn nữa, nó cho người khác thấy bạn đang xem xét lời nói của họ một cách nghiêm túc và dành cho họ sự quan tâm xứng đáng. Ban đầu, bạn có thể cảm thấy không thoải mái khi giữ im lặng nhưng hãy nhớ rằng, không phải mọi khoảng trống đều cần được lấp đầy. Đôi khi, bạn có thể tạm dừng và suy nghĩ trước khi nói.

4. Khi luyện nghe

Lắng nghe tích cực không chỉ là chờ đến lượt mình nói mà còn là thực sự nghe và hiểu những gì người khác đang nói. Theo tâm lý học, những người biết lắng nghe thường im lặng không phải vì họ không có gì để nói mà vì họ thực sự muốn hiểu quan điểm của người khác. Họ có mặt trong cuộc trò chuyện, tập trung vào người nói thay vì câu trả lời của chính mình.

Khi bạn thấy mình khao khát được bắt đầu cuộc trò chuyện với những suy nghĩ của riêng mình, hãy dành một chút thời gian để thực sự lắng nghe, bạn sẽ hiểu sâu sắc hơn quan điểm của người khác. 

5. Khi bạn là chuyên gia

Điều này nghe có vẻ phản trực giác phải không? Tuy nhiên, tâm lý học gợi ý rằng đôi khi, kiềm chế bản thân nói về lĩnh vực thế mạnh của mình và cho phép người khác bày tỏ suy nghĩ cũng như ý tưởng của họ mang lại lợi ích nhiều hơn. Điều này có thể khuyến khích cuộc đối thoại cởi mở hơn, thúc đẩy sự sáng tạo và khiến người khác cảm thấy được trân trọng và được hòa nhập.

Bạn sẽ có cơ hội nhìn mọi thứ từ góc nhìn khác cũng như học được điều gì đó mới. Hãy đối mặt với sự thật rằng cho dù bạn có là chuyên gia, am hiểu điều đó đến mức nào thì vẫn luôn có nhiều điều để học hỏi.

6. Khi thực hành chánh niệm

Chánh niệm là hiện diện đầy đủ và nhận thức được chúng ta đang ở đâu, đang làm gì mà không phản ứng quá mức hoặc choáng ngợp trước những gì đang xảy ra xung quanh. Áp dụng chánh niệm vào lời nói có nghĩa là biết khi nào nên nói và khi nào nên im lặng. Đó là khi bạn hiểu được sức mạnh của ngôn từ và sử dụng chúng một cách khôn ngoan.

Nhiều nghiên cứu cho thấy chánh niệm có thể có tác động sâu sắc đến sức khỏe tinh thần của chúng ta, giảm căng thẳng và tăng cường điều tiết cảm xúc. Vì vậy, trong những tình huống bạn cảm thấy choáng ngợp hoặc bị kích thích quá mức, việc thực hành chánh niệm và im lặng sẽ rất hữu ích. Điều này có thể giúp bạn ngăn chặn những phản ứng bốc đồng, thay vào đó là thúc đẩy hòa bình.

7. Khi người khác cần sự chú ý

Trong 8 tình huống này, im lặng mới là sự khôn ngoan - 2

Chúng ta đều từng ở trong những tình huống mà người khác xứng đáng trở thành trung tâm của sự chú ý. Có thể họ đã đạt được điều gì đó tuyệt vời hoặc đang chia sẻ một câu chuyện cá nhân quan trọng. Trong những khoảnh khắc ấy, đôi khi, điều tốt nhất bạn có thể làm là giữ im lặng và để họ có khoảnh khắc riêng. 

Theo tâm lý học, cho người khác không gian để thể hiện bản thân có thể khiến họ cảm thấy được tôn trọng và được lắng nghe, giúp xây dựng mối quan hệ bền chặt. Nhớ rằng, sự im lặng của bạn có thể là một cách mạnh mẽ để nói: “Tôi thấy bạn, tôi nghe bạn và đây là khoảnh khắc của bạn”.

8. Khi bạn đúng

Đôi khi tranh luận về quan điểm của mình, ngay cả khi bạn đúng, có thể gây hại nhiều hơn là có lợi. Nó có thể khiến xung đột leo thang, làm tổn hại các mối quan hệ và tạo ra môi trường thù địch. Trong những tình huống như vậy, việc chọn hòa bình thay vì lẽ phải thường có lợi hơn.

Điều này không có nghĩa là bạn đang thừa nhận hoặc đồng ý với bên kia mà ưu tiên sự hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau hơn giành chiến thắng trong cuộc tranh cãi.

Những người luôn hài lòng với cuộc sống có 10 thói quen đơn giản này
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao một số người dường như luôn hạnh phúc? Không phải họ có một cuộc sống hoàn hảo mà quan trọng hơn là cách họ xử lý những...

Tư duy thông minh

Theo Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư duy thông minh