Hầu hết chúng ta đều ước mình chi tiêu ít hơn cho những thứ như xe hơi, quần áo và ăn uống để tiết kiệm. Dù biết vậy nhưng vì sao chúng ta lại không thể dừng việc chi tiêu đó lại?
"Tôi thực sự không đủ tiền để mua nhưng tôi rất thích nó. Tôi biết mình không nên mua nhưng lại không thể cưỡng lại..."
Bạn nghe thấy điều này quen chứ? Theo một nghiên cứu mới của Schwab, hóa ra phần lớn chúng ta - chiếm tới 64% - tiếc nuối vì đã chi tiêu cho những thú vui ngắn hạn, bao gồm thực phẩm, quần áo, xe hơi mới, tiện ích công nghệ và các kỳ nghỉ.
Chúng ta đều muốn mình có một khoản tiền đủ để có thể sống những tháng ngày nghỉ hưu trong an nhàn. Tuy nhiên việc không đạt được điều này khiến chúng ta không tránh khỏi căng thẳng. Vậy tại sao chúng ta lại bỏ ra những khoản chi không cần thiết đó mà không dừng lại được?
Sau 25 năm nghiên cứu về những người giàu có tự thân, đây là câu trả lời được đúc kết:
Ngân sách eo hẹp dường như dễ khiến bạn chi tiêu bốc đồng hơn
Bác sĩ tâm thần học Mark Tobak, tác giả của cuốn sách "Anyone Can Be Rich" (Tạm dịch: "Ai cũng có thể trở nên giàu có") cho biết: Thất bại trong việc trì hoãn sự hài lòng và xu hướng bốc đồng là điều xảy ra ở tất cả mọi người nhưng trớ trêu thay, điều đó lại phổ biến hơn ở những người có ngân sách eo hẹp.
Một nghiên cứu gần đây của Bankrate cho thấy những người Mỹ có thu nhập thấp nhất (kiếm được dưới 30.000 USD/năm) dành tới 13% thu nhập của mình cho đồ ăn nhà hàng, đồ uống pha sẵn và vé số - một tỷ lệ cao hơn bất kỳ mức thu nhập nào khác.
"Những người sống với ngân sách eo hẹp sẽ nắm bắt bất kỳ niềm vui nào họ có thể tìm thấy, với hy vọng có được điều gì đó cho bản thân trong một thế giới không mấy tốt đẹp này”, Tobak nói. Hơn nữa, mặc dù bạn nghĩ rằng sự tuyệt vọng về tài chính sẽ khiến mọi người tiết kiệm hơn nhưng phản ứng thường ngược lại. Ông nói: “Với sự tuyệt vọng lớn hơn, họ mong muốn chấp nhận rủi ro lớn hơn và rõ ràng vé số là rủi ro hơn gửi tiết kiệm".
Sự nhàm chán hay tìm kiếm sự phấn khích đều dễ khiến bạn tiêu tiền như nhau
“Tất cả chúng ta đều chạy theo cơn sốt đến từ việc chấp nhận rủi ro và tiêu tiền. Ngay cả khi bạn thua, bạn vẫn có tất cả sự phấn khích tích lũy cho đến thời điểm bạn may mắn chiến thắng. Không phải ai chơi bạc ở Vegas cũng là người nghèo. Người càng có nhiều tiền sẽ càng chơi lớn", Bạn có những con lăn cao, những người giảm hàng triệu", Tobak chia sẻ.
Và xổ số không phải là chiến thắng duy nhất mà chúng ta theo đuổi. Các phương tiện truyền thông xã hội cũng là mồi nhử khiến chúng ta tiêu tiền nhiều hơn, lôi kéo chúng ta chi tiêu cho cảm giác hồi hộp nhanh chóng sau khi nhận được hàng loạt lượt thích cho bức ảnh về chuyến du lịch mới đây.
Một cuộc khảo sát về tiết kiệm xã hội gần đây từ Ally Bank (Mỹ) cho thấy 74% thế hệ trẻ nói rằng mạng xã hội ảnh hưởng đến việc mua sắm của họ. “Lối sống xa hoa trên mạng xã hội đang ảnh hưởng đến hành vi chi tiêu và tiêu dùng của chúng ta dù chúng ta có nhận ra hay không", Diane Morais, trưởng nhóm nghiên cứu sản phẩm Tiêu dùng & Thương mại của Ally Bank cho biết.
Chúng ta dần quen với việc tương tác trực tuyến một cách nhanh chóng. Chúng ta muốn có được sự hài lòng thật nhanh, ít có xu hướng tìm kiếm những thành tựu lâu dài như một niềm vui. Điều này có thể lâu dài phá hủy hạnh phúc của chúng ta.
Vậy tại sao chúng ta không thay đổi?
Rất nhiều người chưa bao giờ học được cách quản lý tiền bạc từ cha mẹ, bạn bè hay kiến thức từ trường học. Điều này sẽ khiến bạn khó quản lý tài chính tốt hơn và nghi ngờ khả năng mình có thể tiết kiệm với một ngân sách khiêm tốn.
“Những người tham gia nghiên cứu Schwab cảm thấy số tiền 25 USD có hay không thì cũng không tạo ra sự khác biệt về lâu dài”, Catherine Golladay, Phó chủ tịch cấp cao của Schwab chia sẻ.
“Tuy nhiên thời gian chính là tài sản quý giá nhất của bạn. Việc bỏ đi một số tiền thậm chí nhỏ theo thời gian thực sự có thể tăng lên và nếu bạn tiết kiệm số tiền đó càng sớm, bạn càng được nhiều lợi ích hơn từ lãi suất kép."
Thay đổi
Chìa khóa để bạn vượt qua tâm lý này gồm 2 bước: nhận ra và điều chỉnh. Bạn cần phải biết vấn đề mình đang gặp phải và biết được tầm quan trọng của việc cân bằng hợp lý giữa tiết kiệm, chi tiêu và lập ngân sách.
Trước tiên, hãy tắt mạng xã hội của bạn nếu đó là thứ khiến bạn tiêu tiền một cách bốc đồng. Bạn cũng có thể tự thỏa thuận với bản thân rằng sẽ không mua sắm trực tuyến nữa. Và nếu bạn rất muốn mua thứ gì đó, hãy tạm dừng việc mua và tự hỏi bản thân: Mình có đang đi đúng hướng với mục tiêu tiết kiệm của mình không hay khoản chi tiêu này sẽ khiến kế hoạch bị hỏng? Mình có thực sự cần và món hàng đó có giúp ích cho mình không? Mình có đang bốc đồng không? Mình đã thực sự nghĩ về điều này chưa?
Sau đó, hãy chuyển trọng tâm của bạn sang tự động hóa tiết kiệm với nhiều tài khoản cho nhiều mục đích. Đừng tiết kiệm những đồng tiền còn sót lại mà hãy tiết kiệm trước và thể hiện sự khéo léo chi tiêu với số tiền còn lại.
Cuối cùng, bạn cần nhận ra rằng những thứ chúng ta mua theo sự bốc đồng không phải là cách duy nhất để mang lại cho bản thân niềm vui. Nhìn thấy các tài khoản tiết kiệm ngày một tăng hay cầm trong tay chìa khoá của căn nhà mới sẽ là những trải nghiệm thực sự tuyệt vời.