Lấy cảm hứng tìm kiếm ngôi nhà bình yên bên cạnh cánh đồng lúa, anh Tiến đã dựng lên một công trình làm chốn nghỉ ngơi về già cho bố mẹ.
Anh Trần Tiến - một chàng kiến trúc sư trẻ tới từ Hà Tĩnh ra trường và đã đi làm được nhiều năm. Với số tiền dành dụm được trong những năm đó, anh đã trở về quê phụ với ba mẹ xây một ngôi nhà như anh đã từng ước mơ trong những năm tháng còn ngồi ở ghế giảng đường đại học.
Căn nhà anh Tiến xây tặng bố mẹ ở quê.
Theo lời chàng thanh niên trẻ, ngôi nhà là công trình anh thiết kế riêng cho bố mẹ, lấy cảm hứng tìm kiếm một ngôi nhà bình yên bên cạnh cánh đồng lúa, là nơi dành cho bố mẹ nghỉ ngơi về già, nơi tụ họp bạn bè người thân những dịp lễ Tết. Đây là căn nhà có diện tích 320m² trên mảnh 3000m² đất từ tổ tiên để lại.
Ngôi nhà được anh thiết kế dựa trên những nhu cầu thói quen sử dụng, văn hóa gia đình, và có sự hòa hợp với địa phương nên người thân anh luôn ủng hộ từ lúc hình thành ý tưởng đến khi ngôi nhà hoàn thành.
Do diện tích khu đất rất rộng và thấp hơn 1,5 mét so với mặt đường nên trong quá trình thi công anh Tiến đã phải nâng nền lên 1,8 mét, để nhà cao hẳn lên so với mặt đường. Ngay từ khi có ý tưởng anh đã lên phương án thiết kế nhà dạng chữ L. Ngôi nhà về cơ bản không có mặt tiền, hình thái ngôi nhà sẽ thay đổi theo 4 mặt tương đồng về ngôn ngữ thiết kế.
Anh giới thiệu thêm, với hình thái này ngôi nhà nhìn rất đồ sộ. Vì khu đất rất dài nên anh sử dụng bức tường dọc bên trái bù vào khối tích mặt đứng khiến nhà dài ra theo chiều dọc khu đất. Sau bức tường sẽ là Garage, nhà kho. Phía cuối là bậc đi ra chòi gỗ nghỉ mát và cây ăn quả và vườn rau.
Với lối cửa chính, anh Tiến tinh tế lựa chọn gỗ tự nhiên bản lề thủy lực, cánh cửa có kích thước 1350x2400x55mm, lớn và nặng nên anh chọn sản xuất tại địa phương. Duy chỉ bộ phụ kiện phải tìm khá lâu mới có.
Cầu thang thép, thép lập là tấm cắt thanh bằng máy CNC chôn ngập tường, tay vịn gỗ, gỗ này tận dụng từ gỗ cột nhà cũ.
Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành thiết kế, anh Tiến đưa ra quan điểm rất thẳng thắn, cụ thể: Sảnh vào, trung tâm giao thông của cả nhà không được phép xung đột. Anh thiết kế sao cho những trường hợp như nhà có khách, đang ăn cơm, đi lên gác đều không ảnh hưởng.
Phòng khách được anh thiết kế thông tầng giúp lưu thông gió rất tốt, nghe nhạc âm rất dày và vang. Hệ thống đèn trong phòng khách thông tầng nên anh phải setup thành 3 bộ: Đèn LED ánh sáng trắng áp trần, đèn LED trợ sáng ánh sáng trung tính (ánh sáng đẹp, chủ yếu sử dụng đèn này), bộ đèn thả inox nhẹ và rất dễ vệ sinh (thổi mạng nhện bằng máy hơi).
Hiểu được sở thích của bố mẹ, anh Tiến đã lựa một bộ sofa da tối màu. Theo anh để chọn vị trí đặt bộ sofa anh đã tính toán rất kỹ, đó là nơi thông gió tự nhiên rất mát và khô ráo. Mùa ẩm đóng kín cửa, mùa nóng mở cửa dẫn đầu nhà và cuối nhà sẽ luôn khô ráo, cửa cứ tắt mặt trời là đóng nên côn trùng gần như không vào nhà.
Riêng bộ bàn ăn làm từ gỗ dẻ gai nhập về từ Nhật, hoàn thiện rất đẹp và chắc chắc, nhưng buộc phải bổ sung mặt kính cho bố mẹ tiện sử dụng và vệ sinh. Đây cũng là nơi vừa ngồi ăn cơm, bố mẹ anh vừa có thể nhìn ra ruộng lúa và nói vui với nhau rằng: “Ăn cơm trắng cũng thấy ngon”.
Khi lựa chọn cầu thang, anh lựa cầu thang thép, thép lập là tấm cắt thanh bằng máy CNC chôn ngập tường, tay vịn gỗ, gỗ được tận dụng từ gỗ cột nhà cũ. Khác hẳn với nhiều công trình, khi làm nhà anh Tiến đã thiết kế một sảnh thang làm nơi đón gió Đông Nam từ biển rất mát, thậm chí còn là nơi phù hợp để relax đọc sách.
Là một người trẻ nhưng anh Tiến rất am hiểu về những giá trị linh thiêng, đó cũng là lý do để anh chọn một vị trí đẹp nhất trong nhà làm phòng thờ gia tiên.
Bàn ăn nhìn ra ruộng lúa, bố mẹ nói vui bảo ăn cơm trắng cũng thấy ngon.
Phòng thờ nằm ở vị trí đẹp nhất của ngôi nhà.
Anh trải lòng, bản thân vốn là kiến trúc sư có văn phòng thiết kế ở Hà Nội, từng thiết kế nhiều dự án nhà ở cho hàng trăm khách hàng nên quá trình thi công ngôi nhà cho bố mẹ anh gặp khá nhiều thuận lợi. “Ngôi nhà do tự mình thiết kế và thi công nên tiết kiệm được khá nhiều chi phí, tuy nhiên vì ngôi nhà mình xây ở Hà Tĩnh mà hiện tại mình đang sống tại Hà Nội nên mất khá nhiều thời gian trong việc quản lý xây dựng. Vật liệu hoàn thiện và nội thất một số mình phải vận chuyển về từ nơi khác. Vì là người khá cầu toàn nên chọn nội thất mất nhiều thời gian, ví dụ bàn ăn gỗ dẻ gai mình đặt hàng về từ Nhật Bản, sofa da thật Ý… Tuy nhiên trong không gian thờ cúng tổ tiên nhiều yếu tố truyền thống cũng được giữ lại” – anh nói.
10 tháng chính là tổng thời gian để anh hoàn thiện việc thiết kế và xây dựng cơ ngơi tặng bố mẹ. Chia sẻ cảm xúc về thành quả mình làm được, anh nói: “Quả thực mình hơi bất ngờ vì công trình của mình không chủ đích gì nhưng gây được tiếng vang khá mạnh, trong khi trước đó mình đã hoàn thành rất nhiều công trình có quy mô và giá trị đầu tư nhiều hơn. Bản thân nhận ra một ngôi nhà tốt hay một sản phẩm tốt khi mình đặt vào đấy tâm tư và tình cảm nhiều nhất có thể, tự khắc nó sẽ trở nên đặc biệt”.
Phòng ngủ view cánh đồng rất đỗi bình yên.
Chàng kiến trúc sư trẻ cũng cho biết thêm, ngôi nhà anh xây dựng tặng bố mẹ có diện tích khá rộng nhưng thiết kết tối giản nên không mất quá nhiều thời gian để chăm sóc bảo quản. Mỗi ngày chỉ cần bỏ 15 phút để quét nhà và sắp xếp lại đồ đạc là mọi thứ đã ngăn nắp, sạch sẽ.
Không chỉ bố mẹ - người sống nhiều nhất trong căn nhà mà cả anh Tiến – một người con xa quê mỗi khi trở về ngôi nhà đều cảm thấy rất bình an vì đã làm được điều nho nhỏ cho đấng sinh thành. Câu nói anh vẫn thường nói “Một không gian đẹp sẽ nuôi dưỡng lên những tâm hồn đẹp”, là nơi ta tái tạo lại năng lượng sau mỗi ngày và là nơi cả đời chúng ta cố gắng lao động không ngừng nghỉ để được hưởng những ngày bình yên nó mang lại.
Với kinh nghiệm từ bản thân, anh Tiến nghĩ rằng ngôi nhà đẹp chỉ là biểu hiện của một cái vỏ bên ngoài, để nó trở thành không gian lý tưởng thì cần đặt vào đó những yêu cầu rõ ràng và phải phù hợp về chức năng sống, thói quen sử dụng, văn hóa gia đình và cuối cùng là phong cách thẩm mỹ. Chỉ khi đấy, người làm công việc thiết kế và chủ nhà sẽ cùng nhau tạo ra một tổ ẩm lý tưởng chứ không phải chỉ là một công trình được xây dựng nên từ gạch vữa.
Không chỉ bố mẹ - người sống nhiều nhất trong căn nhà mà cả anh Tiến – một người con xa quê mỗi khi trở về ngôi nhà đều cảm thấy rất bình an