Trượt cằm có đau không, phẫu thuật xong cần chăm sóc thế nào, tất cả đều được giải đáp trong bài viết này!
Hiện nay có 2 phương pháp phẫu thuật cằm V-line được ưa chuộng nhất đó là phẫu thuật độn cằm bằng sụn nhân tạo và độn cằm tự thân (trượt cằm).
Đối với phẫu thuật độn cằm, bác sĩ sẽ dùng chất liệu độn bằng silicon để tăng thêm chiều dài của cằm. Tuy nhiên đối với những người bị dị ứng vật liệu thì phương pháp này chưa phải là giải pháp khắc phục khiếm khuyết cằm tối ưu.
Vì vậy, phẫu thuật trượt cằm là biện pháp tối ưu nhất dùng chính xương cằm tự thân của mình để độn cằm, tùy mức độ cằm ngắn hay cằm lẹm mà xương cằm sẽ đẩy về trước với tỉ lệ bao nhiêu là phù hợp. Bởi vậy mà độ an toàn và hiệu quả thẩm mỹ sẽ cao hơn nhiều, giúp bệnh nhân an tâm hơn khi phẫu thuật chỉnh cằm.
1. Quá trình chăm sóc hậu phẫu sau trượt cằm
Quá trình chăm sóc hậu phẫu cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần cẩn thận và kiêng cữ trong khoảng 7 – 10 ngày. Trong những ngày đầu sau phẫu thuật bạn cần phải cố định đeo băng trong suốt 1 tuần đầu tiên và hạn chế tối đa việc xâm lấn hay tác động tới vết phẫu thuật.
Tùy vào cơ địa của mỗi người sẽ có những trường hợp sẽ xuất hiện tình trạng sưng nề ê buốt. Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ nhưng vẫn cảm thấy sưng đau, bạn nên thực hiện chườm nóng hoặc chườm lạnh nhẹ nhàng. Hiện tượng này sẽ chấm dứt sau khoảng 7 – 10 ngày, mọi sinh hoạt sẽ trở lại bình thường.
Bên cạnh đó, để giúp vết thương nhanh lành bạn nên hạn chế tối đa việc ăn thức ăn quá cứng hoặc dai, nên ăn cháo và súp loãng; kiêng các thực phẩm có nguy cơ gây sẹo lồi như đồ nếp, rau muống, hải sản…; tránh tuyệt đối chất kích thích rượu bia, thuốc lá.
2. Trượt cằm có để lại biến chứng gì?
Phẫu thuật trượt cằm tác động trực tiếp đến cấu trúc xương hàm cằm nên khó tránh khỏi những biến chứng sau khi phẫu thuật trượt cằm. Bên cạnh đó, nếu bạn chọn bác sĩ thực hiện không có trình độ chuyên môn, tay nghề không vững, không đủ kinh nghiệm thì tỉ lệ gặp biến chứng sẽ cao hơn.
- Cằm bị sưng nề và đau: đây là biến chứng hầu như ai cũng sẽ bị, tình trạng này sẽ chấm dứt sau khoảng 5-7 ngày. Nhưng nếu sau thời gian này mà cằm chưa có dấu hiệu giảm sưng đau thì bạn cần đến gặp bác sĩ sớm.
- Cằm bị chảy máu: trong quá trình trượt cằm, phải rạch một đường nhỏ trong niêm mạc miệng hoặc dưới cằm, nếu đường rạch này thiếu chính xác có thể sẽ dẫn đến nhiễm trùng.
- Cằm bị biến dạng: biến chứng trượt cằm này chủ yếu là do bác sĩ thực hiện trượt cằm chưa có đủ kinh nghiệm để thực hiện, việc đo đạc không chính xác dẫn đến cằm sau khi trượt bị lệch, kích thước, tỉ lệ không đúng như mong đợi.
- Cằm bị mất cảm giác, cứng khi ăn nhai hay nói chuyện: do bác sĩ thực hiện thao tác chưa chính xác.
3. Trươt cằm có đau không?
Trước khi thực hiện bất cứ một loại hình phẫu thuật nào, câu hỏi có đau không luôn là rào cản lớn ảnh hưởng tới quyết định thực hiện của nhiều người.
Trong quá trình thực hiện trượt cằm, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê cục bộ nên bạn sẽ không cảm thấy bất cứ cảm giác đau đớn nào. Thêm vào đó kỹ thuật mổ nội soi được áp dụng tích hợp với máy cắt xương siêu âm chuyên dụng cắt gọt nhanh chóng. Tình trạng sang chấn và ảnh hưởng tới các mô lân cận được giảm thiểu tới mức tối đa. Chính vì vậy hiện tượng sưng nề đau đớn sau phẫu thuật được giảm thiểu tới mức tối đa giảm bớt thời gian nghỉ dưỡng.
Tuy nhiên sau khi phẫu thuật xong, thuốc mê hết tác dụng, chắc chắc phần cằm và vết mổ sẽ có cảm giác đau đớn. Nhưng ngay sau đó bạn sẽ được bác sĩ chăm sóc, kê thuốc giảm đau, giảm sưng phù nề nên bạn không phải quá lo lắng về cảm giác đau đớn sau phẫu thuật.
Trượt cằm là một kỹ thuật khá phức tạp, phải điều chỉnh phần xương hàm cằm. Vì vậy, so với các phương pháp thẩm mỹ khác thì trượt cằm khá nguy hiểm, có thể xảy ra rủi ro cao. Tuy nhiên nếu bạn lựa chọn đúng địa chỉ thẩm mỹ uy tín có bác sĩ chuyên khoa giỏi thực hiện thì vấn đề này không cần quá lo lắng.
Bước sang năm 2018 - thời đại lên ngôi của phẫu thuật thẩm mỹ, chị em hãy cùng chuẩn bị cho mình những kiến thức tường tận và chuyên sâu về các phương pháp làm đẹp tiên tiến nhất được cập nhập liên tục tại Eva.vn. Đến với tuyến bài về phương pháp trượt cằm và độn cằm lần này, mọi bài viết liên quan đều là những kim chỉ nam giúp bạn đọc nắm trong tay cái nhìn rõ nét hơn về mặt lợi-hại của chuyện "dao kéo". Hy vọng sau mỗi tuyến bài, các Eva sẽ tự tin hơn với việc làm đẹp trong bối cảnh hiện đại. |