Cha mẹ nào cũng muốn con mình trở thành những đứa trẻ toàn diện. Tuy nhiên, trong một vài tình huống, cách dạy dỗ của cha mẹ không tránh khỏi những sai lầm.
Do vậy, để con phát triển toàn diện, cha mẹ cần chú ý những điều sau.
Một số phụ huynh cho rằng, con sẽ thành công trong cuộc sống nếu trẻ tin rằng chúng có thể làm bất cứ điều gì. Nhưng điều quan trọng hơn là trẻ cần hiểu rằng, chính bản thân mình có thể tự làm mọi việc chứ không cần nhờ cậy ai. Tư duy này cần dạy cho trẻ từ nhỏ để xây dựng tính cách tự lập cho con, điều này sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống.
Những nỗ lực của trẻ phải được cha mẹ ghi nhận và trân trọng. Nếu một đứa trẻ bắt đầu một sở thích mới, cha mẹ nên hỗ trợ và khuyến khích chúng. Nếu con gặp khó khăn khi mới bắt đầu, hãy động viên con: “Vạn sự khởi đầu nan. Mọi thứ đều khó khăn lúc đầu nhưng một thời gian sau sẽ dễ dàng hơn”.
Đừng quá lo lắng khi con bắt đầu học một điều gì đó mới mẻ. Điều cha mẹ cần làm là hoàn toàn tin tưởng vào con. Điều này sẽ truyền động lực giúp trẻ cảm thấy bản thân có thể tự tin làm tốt mọi việc. Sự tin tưởng cũng giống như phần thưởng tinh thần giúp con có thêm sức mạnh.
Cha mẹ nào cũng muốn giữ cho con luôn sạch sẽ, gọn gàng nhưng việc này lại không kích thích được tư duy của trẻ. Các bậc phụ huynh thông minh luôn coi sự phát triển toàn diện của trẻ phải gắn liền với những hoạt động bên ngoài. Bản thân trẻ cũng không quan tâm mình sạch hay bẩn khi tiếp xúc với những điều mới mẻ mà quan trọng là con đã được trải nghiệm những gì.
Thay vì cằn nhằn về việc căn phòng không sạch sẽ, hãy cho phép con sống theo cách chúng thấy thoải mái, sau đó dần dần giải thích tại sao sự gọn gàng lại hữu ích với chúng.
Rất nhiều cha mẹ dành cả ngày để trông con và nói rằng: ”Đừng trèo lên đó”, “Đừng chạy nữa”. Các bậc phụ huynh thông thái lại tin rằng, khi trẻ hiếu động tức con đang muốn tìm kiếm những điều mới mẻ. Bằng cách này, khi trưởng thành, chúng sẽ tự tin và bền bỉ hơn trong mọi nỗ lực của mình.
Cha mẹ nên khuyến khích con tự do làm mọi việc và chơi đùa nhưng mọi thứ luôn phải trong chừng mực. Nếu một đứa trẻ thiếu tôn trọng người lớn, xúc phạm cha mẹ thì đã đến lúc cha mẹ cần có hình phạt để con suy nghĩ về lỗi lầm.
Việc tôn trọng cha mẹ cần phải được dạy từ khi còn nhỏ. Và, trẻ cũng cần học cách tự làm mọi thứ thay vì nhờ vả cha mẹ. Tất nhiên, với những công việc ngoài khả năng của con, phụ huynh vẫn nên hỗ trợ
Thay vì trừng phạt trẻ bằng cách lấy đi một thứ gì đó, cha mẹ nên đặt ra các quy tắc con sẽ được khuyến khích phần thưởng nhỏ nếu làm được một việc tốt. Nếu đứa trẻ có suy nghĩ hẹp hòi, các bậc phụ huynh nên trò truyện để con sớm thay đổi tính cách không tốt này.
Cha mẹ không nên khen ngợi con vì bất cứ hành động không tốt nào vì điều đó sẽ khuyến khích con phát triển tính cách xấu. Đối với những món quà con dành tặng, dù chỉ là một bức vẽ nguệch ngoạc nhưng cha mẹ hãy trân trọng và tự hào khoe nó với các thành viên khác trong gia đình. Lời khen từ những hành động tốt sẽ là món quà vô giá dành cho con.