Cha mẹ có thể sẽ phải "giật mình" trước những hành động tưởng chừng như vô hại dưới đây nhưng lại ảnh hưởng tiêu cực rất lớn tới việc dạy dỗ con cái.
Làm cha mẹ rất khó khăn. Nó giống như bản cam kết làm việc 24/7 cả đời. Không giải lao, không ngày nghỉ và không trốn tránh trách nhiệm. Bố mẹ đôi khi nghĩ rằng mình đang cho con những thứ tốt nhất mà bỏ qua nhiều sai lầm thường gặp. Dưới đây là 12 sai lầm kinh điển trong quá trình dạy con có thể khiến các bậc phụ huynh giật mình.
1. Quá quan tâm
Chẳng có gì sai khi bạn dành thời gian cho con. Tuy nhiên, nếu được quan tâm quá, trẻ sẽ tự thấy mình là trung tâm của thế giới. Tôn trọng người khác là điều mà trẻ cần được học từ nhỏ.
2.Quyết định thay con
Tham khảo ý kiến cha mẹ là điều cần thiết nhưng ra quyết định thay con lại là chuyện khác. Lỗi phổ biến mà nhiều bậc phụ huynh gặp phải là áp đặt con cái theo suy nghĩ của mình. Đừng quyết định thay con, hãy định hướng và để con tự làm điều đó.
3. Khen ngợi quá mức
Nếu bạn thường xuyên tán dương trẻ, chúng sẽ ỷ lại vào khả năng của mình. Con cái cần được khích lệ nhưng cũng phải nhìn nhận cuộc sống một cách thực tế. Nếu bé làm việc tốt, hãy khen ngợi, khi bé mắc lỗi, hãy phân tích và tạo động lực để bé cố gắng hơn.
4. Chỉ trích
Ngược lại với việc khen ngợi là chỉ trích. Tồi tệ nhất là khi bạn trách oan bé. Những câu nói như: “con thi trượt rồi phải không?”, “sao con dốt thế”... rất nặng nề với con.Chúng sẽ ghi nhớ và không may có thể làm theo. Hãy nhớ rằng vai trò của cha mẹ là phát huy tính tốt của con, không phải là phá hủy nó.
5. Không khuyến khích con
Trẻ con muốn thu hút sự chú ý của cha mẹ. Đôi khi chúng ta quá bận rộn, chỉ khi con mắc lỗi mới nhắc nhở. Một cách dễ hiểu, trẻ sẽ làm sai để được quan tâm. Hãy tạo thói quen khen con khi chúng làm điều tốt, trẻ sẽ phát huy điều đó, như thế không phải sẽ tốt hơn sao?
6. Không tạo khoảng cách
Hãy nhớ rằng bạn là cha mẹ, không phải bạn bè của con. Hai điều này rất khác nhau. Cha mẹ có những nguyên tắc riêng. Cố gắng làm bạn với con khiến bạn khó khăn trong việc răn đe. Tạo khoảng cách với con là điều nhất định phải làm bởi đó là cách giúp con từ bỏ những hành động xấu.
7. Lăng mạ
Trách móc con trước mặt người khác là điều không nên. Điều này có thể khiến trẻ tự ti và bị tổn thương. Tốt hơn hết hãy dùng những từ ngữ nhẹ nhàng để khuyên bảo bé. Nếu cần thiết phải trách mắng, hãy nói chuyện riêng với con.
8. Bảo vệ con quá mức
Ai cũng có quyền tự quyết định, ngay cả với đứa trẻ 4 tuổi, và mọi quyết định đều dẫn đến kết quả. Dù đó là gì, đừng cố gắng bảo vệ con quá, chúng sẽ thiếu trách nhiệm với hành động của mình.
Dù bận rộn chăm sóc con cái, hãy dành thời gian cho người bạn đời của mình, cùng nhau tìm ra cách nuôi dạy con tốt nhất. Trẻ sẽ học yêu thương từ chính cách cha mẹ đối xử với nhau. (Ảnh minh họa)
9. So sánh
Thật sai lầm khi so sánh con với những đứa trẻ khác hoặc anh chị em của chúng. Mỗi bé có những khả năng, điểm mạnh, điểm yếu riêng. Hãy nhìn nhận những điểm tốt và giúp con phát triển chúng thay vì so sánh.
10. Hành động khi tức giận
Nếu con mắc lỗi khiến bạn thực sự tức giận, hãy bỏ đi 10 phút để lấy lại bình tĩnh, tránh đưa ra những hình phạt không cần thiết với bé. Suy nghĩ trước khi hành động. Trẻ sẽ học được cách kiềm chế cảm xúc của bạn.
11. Không dạy con cách nắm bắt cảm xúc
Là cha mẹ, đôi khi bạn chỉ tập trung vào việc học tập của con mà quên mất rằng kiềm chế cảm xúc là một kĩ năng rất quan trọng. Cuộc sống có quá nhiều cảm xúc,trẻ cần học cách cân bằng nó từ chính những việc diễn ra xung quanh hàng ngày.
12. Xem nhẹ hôn nhân
Dạy con cần nỗ lực từ cả 2 người. Dù bận rộn chăm sóc con cái, hãy dành thời gian cho người bạn đời của mình, cùng nhau tìm ra cách nuôi dạy con tốt nhất. Trẻ sẽ học yêu thương từ chính cách cha mẹ đối xử với nhau.
Nuôi dạy con là một hành trình dài đầy thử thách nhưng cũng nhiều ý nghĩa. Chỉ cần cố gắng tích lũy kinh nghiệm và biết phòng tránh sai lầm, chắc chắn chúng ta sẽ nuôi dạy được những em bé nên người.
Xem thêm Hoàng Bách lên facebook 'chê' Trần Lực không biết dạy con giới tính 19 mẹo dạy con giỏi của người Nhật “Mở to mắt” nhìn cách nhà giàu dạy con tiêu tiền |