4 bộ phận nhạy cảm của trẻ sơ sinh, mẹ không nên sờ kẻo trẻ bị ốm

Hạ Mây - Ngày 02/03/2021 16:21 PM (GMT+7)

4 bộ phận này của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, bố mẹ nên hạn chế sờ để bảo vệ cho bé.

4 bộ phận nhạy cảm của trẻ sơ sinh, mẹ không nên sờ kẻo trẻ bị ốm - 1

Trẻ sơ sinh vừa mới chào đời có sức đề kháng cơ thể rất yếu, ở giai đoạn này bố mẹ cần quan tâm và chăm sóc con đặc biệt hơn. Do đó, bố mẹ nên hạn chế để bé bị vi khuẩn gây bệnh xâm hại.

Tuy nhiên, những vi khuẩn gây bệnh hầu hết lại đến từ người lớn như các hành động ôm hôn hay chạm vào trẻ. Bởi người lớn không hề biết bản thân đang chứa vi khuẩn.

Đặc biệt, 4 bộ phận quan trọng của trẻ sơ sinh dưới đây là rất nhạy cảm, dễ lây nhiễm bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Bố mẹ tuyệt đối không nên chạm vào.

4 bộ phận nhạy cảm của trẻ sơ sinh, mẹ không nên sờ kẻo trẻ bị ốm - 2

Không chạm vào mặt trẻ, đặc biệt gần miệng

Da mặt trẻ sơ sinh rất mềm và mịn, tay sờ rất thích, vậy nên việc hôn và sờ mặt đã trở thành phương tiện để bố mẹ gần gũi với con hơn , nhưng thực ra trong tay và miệng của người lớn có rất nhiều vi khuẩn. và trẻ sơ sinh sức đề kháng rất yếu nên nên có khả năng nhiểm khuẩn khá cáo.

Do đó, để bảo vệ con khỏi các tác nhân gây hại, bố mẹ không nên chạm vào mặt đặc biệt là vùng miệng của trẻ.

4 bộ phận nhạy cảm của trẻ sơ sinh, mẹ không nên sờ kẻo trẻ bị ốm - 3

Để bảo vệ con khỏi các tác nhân gây hại, bố mẹ không nên chạm vào mặt đặc biệt là vùng miệng của trẻ.

4 bộ phận nhạy cảm của trẻ sơ sinh, mẹ không nên sờ kẻo trẻ bị ốm - 4

Không tùy tiện chạm vào rốn bé

Một số trẻ sau khi chào đời vẫn chưa rụng rốn hoàn toàn, có một số bà mẹ luôn cảm thấy “ngứa tay” khi nhìn vào rốn của con và muốn kéo dây rốn của trẻ cho đến khi nó rụng, thực tế điều này cũng rất nguy hiểm và dễ lây nhiễm bệnh cho con.

Đây là bộ phận dễ nhiễm bệnh nên đòi hỏi chế độ vệ sinh thật sạch sẽ và cẩn thận. Bố mẹ không nên dùng tay để vuốt ve hoặc tùy ý chạm vào mà không được khử trùng tránh nhiễm khuẩn. Hãy vệ sinh đúng cách và tránh chạm vào rốn của con.

4 bộ phận nhạy cảm của trẻ sơ sinh, mẹ không nên sờ kẻo trẻ bị ốm - 5

Rốn là bộ phận dễ nhiễm bệnh nên đòi hỏi chế độ vệ sinh thật sạch sẽ và cẩn thận.

4 bộ phận nhạy cảm của trẻ sơ sinh, mẹ không nên sờ kẻo trẻ bị ốm - 6

Đỉnh đầu của trẻ

Một số bố mẹ thích vỗ đỉnh đầu của con để bày tỏ tình yêu thương, tuy nhiên việc này vô cùng nguy hiểm, bởi hộp sọ trẻ sơ sinh vừa mới chào đời đều chưa phát triển hoàn chỉnh và đỉnh đầu cần được bảo vệ.

Những tháng đầu của trẻ sơ sinh, bố mẹ tốt nhất không nên chạm nhiều vào đầu của con để không ảnh hưởng đến sọ não.

4 bộ phận nhạy cảm của trẻ sơ sinh, mẹ không nên sờ kẻo trẻ bị ốm - 7

Hộp sọ trẻ sơ sinh vừa mới chào đời chưa phát triển hoàn chỉnh và đỉnh đầu cần được bảo vệ.

4 bộ phận nhạy cảm của trẻ sơ sinh, mẹ không nên sờ kẻo trẻ bị ốm - 8

Không tự tiện véo mũi trẻ

Sống mũi cao là điều mà cha mẹ nào cũng mong con mình có được. Mũi, là bộ phận quan trọng trong ngũ quan, có vai trò rất lớn trong việc nâng cao giá trị của khuôn mặt. Dân gian thường cho rằng véo sống mũi có thể làm cho sống mũi của trẻ cao hơn, vậy nên nhiều bố mẹ thường dùng cách này nhằm nâng cao mũi cho con mà thường vuốt mũi bé.

Thực chất điều này không phải là quan niệm đúng đắn, xương mũi của trẻ sơ vẫn đang phát triển, bố mẹ không nên lo lắng về độ dài của mũi khi trẻ còn nhỏ và véo mũi trẻ, vì điều này sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.

4 bộ phận nhạy cảm của trẻ sơ sinh, mẹ không nên sờ kẻo trẻ bị ốm - 9

Vuốt mũi trẻ để cao hơn không phải là quan niệm đúng đắn, vì xương mũi của trẻ sơ vẫn đang phát triển.

Bố mẹ thương con và muốn chạm vào bé là điều dể hiểu, tuy nhiên trẻ sơ sinh sức đề kháng còn yếu, bố mẹ cần dùng những biện pháp an toàn để bảo vệ con cẩn thận hơn.

3 bộ phận trên cơ thể trẻ sơ sinh càng được sờ nhiều, con càng thông minh
Có một số bộ phận trên cơ thể trẻ sơ sinh nếu được chạm vào nhiều sẽ giúp trẻ thông minh hơn trong tương lai.
Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn