Nếu không được phát hiện và không điều trị, chân trẻ sẽ bị tổn thương sẽ trở nên ngắn hơn, và khớp háng có thể bị đau.
Loạn sản khớp háng (một số người gọi là loạn sản xương hông), gọi tắt là DDH là một thuật ngữ y tế chỉ các bất thường về cấu trúc của khớp háng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do các nguyên nhân bẩm sinh hoặc trong quá trình phát triển. Đây là tình trạng ổ cối không bao phủ hoàn toàn phần đầu trên của xương đùi. Điều này làm cho khớp háng bị trật một phần hoặc hoàn toàn. Loạn sản có thể làm tổn thương sụn lót mặt khớp sụn mềm ở viền ổ cối.
(Ảnh minh họa)
Nguyên nhân là do đâu?
Theo Viện nghiên cứu loạn sản khớp háng quốc tế, hiện không rõ nguyên nhân chính xác gây nên chứng bệnh này ở trẻ em. Tuy nhiên, các bác sĩ đã chỉ ra vài nguyên nhân liên quan, bao gồm:
- Do di truyền: Chứng loạn sản xương hông có khả năng cao hơn khoảng 12 lần ở trẻ khi có tiền sử gia đình mắc chứng bệnh này.
- Vị trí em bé nằm trong bụng mẹ: Vị trí em bé nằm trong bụng mẹ có thể gây ra áp lực lên phần khớp hông, dẫn đến trật khớp háng bẩm sinh. Bên cạnh đó, ở tháng cuối trước sinh, không gian trong bụng mẹ trở nên chật chội làm cho chỏm của khớp háng di chuyển ra khỏi vị trí thích hợp của nó.
Không gian chật chội trong bụng mẹ cũng có thể gây ra DDH ở trẻ sơ sinh. (Ảnh minh họa)
- Tính dễ uốn của khớp háng trẻ sơ sinh: Khi sinh ra, khớp háng hình thành từ sụn mềm, dần dần cứng lại thành xương. Chỏm xương đùi và ổ cối cần khớp với nhau tốt. Nếu chỏm xương đùi không được khớp chắc chắn vào ổ cối, ổ cối sẽ không bao phủ hoàn toàn ổ cối được.
Loạn sản khớp háng có nguy hiểm không?
Nếu DDH không được phát hiện và không điều trị, chân bị tổn thương sẽ trở nên ngắn hơn, và khớp háng có thể trở nên đau. Động tác giạng khớp háng thường khó khăn do co thắt cơ khép. Về sau, loạn sản có thể làm tổn thương sụn mềm viền ổ cối, cũng có thể làm cho khớp dễ bị viêm. Điều này xảy ra do áp lực tiếp xúc cao hơn trên một bề mặt nhỏ hơn của ổ cối. Theo thời gian, nó còn làm mòn sụn trơn trên xương.
Ở trẻ lớn và người trưởng thành, có thể cần phải phẫu thuật để di chuyển khớp háng vào vị trí thích hợp.
Triệu chứng của trẻ bị loạn sản khớp háng
Triệu chứng thay đổi theo nhóm tuổi. Ở trẻ sơ sinh, bạn có thể nhận thấy rằng một chân dài hơn chân còn lại (do một bên hông không được đặt hoàn toàn trong khớp) hoặc các gấp mông chênh lệch, bất đối xứng. Khi trẻ bắt đầu biết đi, có thể sẽ biểu hiện đi khập khiễng.
Trong quá trình thay tã, một bên khớp háng có thể kém linh hoạt hơn so với bên kia. Tuy nhiên, điều này không chính xác 100% vì những biểu hiện tương tự cũng có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh không mắc loạn sản xương hông.
(Ảnh minh họa)
Ở trẻ lớn và người trưởng thành, loạn sản khớp háng có thể gây ra biến chứng đau như viêm xương khớp, rách cơ khớp háng. Điều này có thể gây đau khớp háng khi vận động. Trong một vài trường hợp, có thể có cảm giác mất ổn định ở khớp háng.
Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể cho trẻ thực hiện một số động tác sau để xác định trẻ có mắc DDH không:
1. Đặt trẻ nằm trên giường và duỗi thẳng chân, nếu chiều dài của hai chân khác nhau, đường mông chênh lệch lớn thì có thể trẻ đã mắc DDH
2. Gập đầu gối của trẻ lên sau khi nằm xuống để xem độ cao của hai đầu gối có bằng nhau không, nếu độ cao chênh lệch thì nên đưa trẻ đi khám.
3. Sau khi nằm, kéo chân trẻ ra phía ngoài, nếu chếch một chân từ 80 độ đến 90 độ thì không có vấn đề gì, nếu góc dưới 40 độ thì cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra thêm.
4. Khi thay tã cho bé, mẹ có thể nhẹ nhàng kéo chân bé ra, nếu nghe thấy tiếng bập bõm nhẹ ở phần hông thì có nghĩa là chỏm xương đùi của bé đã bị lệch.
Vì vậy, nếu cha mẹ phát hiện trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để sớm được chẩn đoán và điều trị.
Vậy làm thế nào để cha mẹ phòng tránh các vấn đề về loạn sản khớp háng cho trẻ ?
1. Tránh những thói quen xấu như mặc quần tất
Một số người lớn thích cho trẻ mặc quần tất vì nghĩ rằng điều này sẽ làm cho chân của trẻ phát triển thẳng hơn và không bị vòng kiềng. Tuy nhiên, thực tế, đa số trẻ sơ sinh có dáng chân không thẳng là do trong di chứng khi còn bụng mẹ phải co quắp lại. Khi lớn lên chân trẻ sẽ từ từ phục hồi. Việc mặc quần tất cho trẻ không hề mang lại hiệu quả mà còn có thể làm tổn thương khớp háng của bé.
Ngược lại, có nhiều không gian hơn cho đôi chân của trẻ sẽ có lợi cho sự phát triển.
Ngay cả khi phải ra ngoài đóng gói chăn bông, bạn cũng nên chú ý đến tư thế chân để tránh bị trật khớp.
2. Tránh những nguồn cung cấp phụ trợ phi khoa học
Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm dành cho bà mẹ và trẻ em, cha mẹ phải lựa chọn thật kỹ càng, đặc biệt là những sản phẩm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển xương của trẻ.
(Ảnh minh họa)
Chẳng hạn như xe đẩy trẻ em, nôi, túi ngủ, địu, …, cha mẹ nên chọn các loại sản phẩm an toàn, không bó buộc chân của trẻ.