Có một số thực phẩm hàm lượng chất xơ thấp, chứa nhiều chất béo bão hòa dễ khiến trẻ bị táo bón.
Hầu như mọi đứa trẻ đều gặp phải tình trạng táo bón vài lần trong những năm tháng đầu đời. Tình trạng này là hoàn toàn phổ biến và chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt cho con là có thể giúp trẻ hết táo bón, cha mẹ không nên quá lo lắng.
Để xác định trẻ bị táo bón hay chưa có thể dựa vào một số triệu chứng như: trẻ đi ngoài ít hơn 3 lần/ tuần; phân cứng, khi rặn có cảm giác bị đau, hậu môn có vết xước, rách nhỏ; trẻ có thể kêu đau bụng, chướng bụng.
Trẻ đi ngoài 3 ngày/ lần có thể đang mắc táo bón. Ảnh minh họa
Phần lớn nguyên nhân đẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ là do chế độ ăn uống không được cân bằng, có thể nhiều chất xơ nhưng ít uống nước hoặc ít vận động.
Trẻ bị táo bón có thể được điều trị bằng cách cung cấp chế độ ăn giàu chất xơ, uống nhiều nước và kích thích vận động, tham gia các hoạt động thể dục thể thao lành mạnh như bóng đá, bóng rổ, cầu lông...
Hiện nay, việc sử dụng các thảo dược chuẩn hóa trong điều trị táo bón chức năng đang rất được ưa chuộng tại các nước châu Âu do ưu điểm tác dụng nhanh, an toàn và có thể sử dụng kéo dài.
Một số loại thảo dược chuẩn hóa đang được kết hợp với nhau dưới dạng siro đa tác động giúp điều trị táo bón do nhiều nguyên nhân gây ra rất hiệu quả. Trong đó, dịch chiết cây Manna với đường Manitol có tác dụng như một chất làm mềm phân tự nhiên, tăng nhu động ruột. Dịch chiết cây Cẩm Quỳ cung cấp chất nhầy làm khối phân mềm, tránh mất nước. Inulin và pectin táo bổ sung chất xơ không những làm mềm, xốp phân mà còn kích thích hệ vi sinh đường ruột phát triển. Ngoài ra, một số loại nước ép táo và mận cung cấp vitamin, vi chất và một số thành phần có tác dụng nhuận tràng cũng được ưa chuộng trong điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Ngoài ra, tránh không để trẻ bị táo bón, cha mẹ cần hạn chế cho con dùng những thực phẩm dưới đây: