Thói quen mút và ngậm ngón tay ảnh hưởng đến chức năng của lưỡi và vòm họng ở trẻ nhỏ.
Rất nhiều thói quen của trẻ nhỏ tưởng chừng như vô hại nhưng thực chất lại ảnh hưởng cực lớn đến sức khỏe. Vì thế, mẹ cần lưu ý để uốn nắn, điều chỉnh lại cho con để đảm bảo sự phát triển bình thường.
Ngậm ti/ bình sữa khi ngủ
Hầu hết trẻ sơ sinh có thói quen vừa ngậm ti mẹ hoặc ngậm bình sữa mới ngủ được. Tuy nhiên, ngậm bình sữa khi ngủ có thể khiến trẻ nạp nhiều sữa không kiểm soát dẫn đến việc hấp thụ quá nhiều sữa. Từ đó sẽ bỏ qua các bữa ăn chính và những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác như rau xanh, sữa chua, pho mát. Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng này chính là nguyên nhân gây còi xương ở trẻ.
Bên cạnh đó, vừa ngủ vừa ngậm ti/ bình sữa còn không tốt cho răng, để khiến trẻ mắc bệnh sâu răng.
Mút ngón tay
Trẻ sơ sinh và trẻ mới tập đi thường có thói quen mút và ngậm ngón tay để làm dịu cảm giác lo lắng, bất an của bản thân. Tùy thuộc vào khoảng thời gian mỗi lần mút và cường độ mút ngón tay nhiều hay ít mà ảnh hưởng đến sự phát triển của từng trẻ.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Jade Miller, chủ tịch Học viện Nha Khoa Nhi Mỹ (AAPD), thói quen mút tay có thể ảnh hưởng đến chức năng của lưỡi và vòm họng. Từ đó làm thay đổi sự phát triển bình thường của một đứa trẻ.
Bên cạnh đó, nếu bé duy trì thói quen này lâu dài còn có thể gây ảnh hưởng đến sự sắp xếp của răng.
Vì thế, nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ nha khoa thường xuyên từ khi bắt đầu được 1 tuổi hoặc khi mọc những chiếc răng đầu tiên để loại trừ những vấn đề nguy hại.
Để hạn chế thói quen này, mẹ có thể áp dụng vài mẹo đơn giản như bôi một chút gì đắng lên ngón tay hoặc đeo gang tay cho bé.
Ăn uống kén chọn
Nếu con chỉ ăn một số thực phẩm mà bé thích, tuyệt đối không ăn những thực phẩm khác thì điều đó không hề tốt cho sự tăng trưởng và phát triển. Bởi mỗi loại thực phẩm bao gồm chất dinh dưỡng khác nhau. Nếu trẻ ăn uống kén chọn sẽ dẫn đến việc thừa một số chất nhưng những chất khác lại bị thiếu hụt.
Để bé làm quen và thích nghi với món ăn mới, mẹ nên giới thiệu món ăn một cách từ từ để bé cảm nhận được món ăn đó an toàn và dần chấp nhận.
Ví dụ, thay vì hỏi “Con có thích món ăn này không?”, mẹ hãy hỏi “Món khoai tây này con thấy mùi và vị như thế nào?” hoặc “Con thấy món khoai tây này giống với món gì nhỉ?”.
Ngoáy mũi
Nhất là vào những ngày lạnh, mũi của con thường bị tắc hoặc sổ mũi. Không chỉ trẻ nhỏ mà nhiều người lớn thường có thói quen đưa tay lên ngoáy mũi. Tuy nhiên, đây là tật xấu ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ cần ngăn cản con lại luôn.
Theo bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Riley dành cho trẻ em ở Ấn Độ cho biết tật ngoáy mũi có tác động đến lớn niêm mạc, có thể gây chảy máu mũi.
Cha mẹ nên để ý giúp con lau, xì mũi và thường xuyên nhắc nhở không được dùng tay để ngoáy mũi. Nếu con bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng, hãy dùng chút nước muối làm ẩm và lau sạch lớp niêm mạc. Đối với trẻ lớn hơn có thể dùng loại ống hút mũi.
Nghiến răng
Nghiến răng là một rối loạn xảy ra với khoảng 20% trẻ nhỏ. Tật nghiến răng thường xuất hiện về đêm, khi con ngủ say, tuy nhiên, nhiều bé vẫn duy trì thói xấu này ngay cả ban bàn. Nguyên nhân được cho là khi trẻ nhỏ gặp những vấn đề nào đó căng thẳng và lo lắng sẽ dẫn đến thói quen nghiến chặt hai răng vào nhau.
Tuy nhiên, nếu duy trì thói quen này quá lâu sẽ ảnh hưởng đến vòm họng và ảnh chất lượng giấc ngủ. Mẹ cảm nhận rằng lúc con nghiến răng là con ngủ say nhưng thực chất giấc ngủ của bé hoàn toàn không sâu giấc.
Ăn vặt cả ngày
Ăn vặt bất cứ lúc nào trong ngày sẽ khiến cho con bỏ bữa chính vì không có cảm giác đói nữa. Bên cạnh đó, không phải thực phẩm ăn vặt nào cũng lành mạnh và tốt cho sức khỏe. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, còi xương hoặc một số bé khác lại gặp phải tình trạng béo phì là do dung nạp quá nhiều thực phẩm không lành mạnh.
Vì thế, hãy lên một lịch trình đồ ăn vặt kèm các loại trái cây phù hợp cho bé, không dung nạp quá nhiều để tránh đầy bụng.