Ông bố được miêu tả là anh Đỗ Mạnh Hà (sinh năm 1980) – làm việc tại trung tâm Công nghệ Thông tin - trường ĐH Thương mại Hà Nội.
Bài văn tả bố lười của cậu bé tiểu học được lan truyền gần đây trên mạng xã hội đã khiến nhiều chị em vô cùng tò mò về ông bố và cậu bé đáng yêu trong bài.
Ông bố được miêu tả là anh Đỗ Mạnh Hà (sinh năm 1980) – làm việc tại trung tâm Công nghệ Thông tin - trường ĐH Thương mại Hà Nội. Bài viết được con trai cả của anh là bé Đỗ Hồng Anh (8 tuổi) làm từ 3 tháng trước. Sau khi được cô giáo chia sẻ, anh Hà đã đăng bài viết thú vị của con lên Facebook cá nhân để sinh viên đọc… cho vui. Nhanh chóng bài văn này được cộng đồng mạng lan tỏa.
Đỗ Hồng Anh - học sinh viết về bố rất ngộ nghĩnh
Không chỉ viết về bố, bé Hồng Anh còn miêu tả mẹ bằng giọng văn rất ngộ nghĩnh. Em viết: “Mẹ em năm nay đã ngoài 30 tuổi. Mẹ làm nghề vàng bạc, khách của mẹ rất đông nên mẹ rất nhiều tiền. Lúc sáng mẹ đi tập về mẹ nấu bữa sáng cho cả gia đình em. Công việc của mẹ rất bận nhưng mẹ vẫn dành thời gian chăm lo cho gia đình. Hằng ngày mẹ đi làm rất bận, nếu em nấc mẹ cũng mắng em. Em biết tại sao rồi vì mẹ làm rất nhiều công việc nên mẹ rất cáu và gắt nhưng mẹ rất tuyệt. Em rất yêu mẹ”.
Bài viết tả mẹ của bé Hồng Anh
Phía sau những câu chữ thật thà, đáng yêu của con trẻ là quá trình nuôi dạy con rất riêng của người giảng viên trẻ tuổi. Anh Hà kể: “Khi bài văn viết về bố của Hồng Anh lan tỏa trên mạng, tôi không bất ngờ. Trong gia đình tôi, các thành viên luôn có quyền tự do ngôn luận. Cháu đã có những cảm nhận rất riêng và thật về bố”.
Ngoài công việc chính là giảng dạy, anh Mạnh Hà có hệ thống cửa hàng vàng bạc, đá quý tại Hà Nội. Công việc chiếm đa phần thời gian trong ngày nên anh thường trở về nhà trong lúc mệt mỏi. Vì vậy, Hồng Anh miêu tả bố: “Hằng ngày bố chỉ đi kiếm tiền rồi về nhà nằm ườn ra đấy. Đến bà là người to nhất vẫn phải làm việc còn bố là người duy nhất không làm việc”.
Anh Mạnh Hà cho biết thêm: “Niềm vui mỗi tối của tôi là ngồi nói chuyện cùng sinh viên, khi có việc bận cắt ngang câu chuyện tôi thường nói bằng giọng thân thiện “đợi tao tí”. Chính vì vậy, con trai anh miêu tả trong bài văn: “Lúc ăn cơm gọi mấy cũng chưa lên còn bảo đợi tao tí. Lúc ăn cơm xong cả gia đình cùng dọn, bố chả dọn rồi xuống chat với học sinh.
Anh Đỗ Mạnh Hà (áo đen) cùng học sinh
Trong gia đình, Hồng Anh là cậu bé 8 tuổi rất hài hước. Trước bài văn “bá đạo” này, em đã viết một bài văn khác, miêu tả một ông bố gương mẫu với nội dung: Bố em là giảng viên, làm kinh doanh và lãnh đạo công ty. Mỗi sáng em được bố đưa đi học và khi trở về nhà bố tắm cho em.
Không hài lòng về bài làm của con, anh Mạnh Hà đã nói với con: “Bố không phải là người thường xuyên tắm cho con. Con nhìn thấy thế nào thì hãy viết như vậy, không là… điêu đấy”. Sau đó, Hồng Anh viết lại bài văn tả bố bằng những cậu chữ ngộ nghĩnh, thật thà chỉ trẻ thơ mới có được. Trong cách giáo dục con, anh Hà chia sẻ: “Tôi luôn muốn để con phát triển tự nhiên, không bắt học nhiều, hãy để con coi học là niềm vui. Năm lớp 1, cháu chỉ là học sinh trung bình, tôi cũng không thấy buồn lòng. Cháu còn nhỏ, không nên gây áp lực. Miễn sao cháu ngoan ngoãn, nhà cửa sạch sẽ và biết chăm lo cho em gái 3 tuổi”.