Các mẹ chỉ nên cho con bắt đầu ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi và số lần ăn mỗi ngày cũng cần phải hợp lý, không quá ít hay quá nhiều.
Bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa một ngày?
Nhiều nghiên cứu đều chỉ ra rằng không nên cho trẻ ăn dặm khi chưa đủ 6 tháng tuổi và cũng không nên trì hoãn việc này quá lâu. Thời điểm thích hợp nhất để cho con ăn dặm là khi bé đã được 6 tháng tuổi.
Khi mới bắt đầu, mẹ nên giới thiệu cho bé từng loại thức ăn một và cho bé ăn một cách chậm rãi. Con của bạn có thể uống sữa mẹ hoặc sữa bột công thức cùng với các bữa ăn dặm vào giai đoạn này. Các mẹ nên cho con uống sữa sau mỗi 2-3 tiếng xen kẽ là các bữa ăn dặm. Trẻ 6 tháng tuổi nên ăn dặm 2, 3 lần một ngày.
Thức ăn của bé trong giai đoạn đầu nên được xay nhuyễn để dễ tiêu hóa, hấp thụ. (Ảnh minh họa)
Các mẹ có thể cho con ăn dặm vào bất kì bữa nào trong ngày. Tuy nhiên để bắt đầu, mẹ nên cho con ăn sữa vào bữa đầu tiên của ngày để hệ tiêu hóa của bé làm quen với việc tiêu hóa. Bạn có thể tham khảo lịch ăn dặm dưới đây cho con của mình:
- Bữa sáng (7:30 dến 8:00): Cho bé ăn hoa quả hoặc rau nghiền
- Bữa trưa (11:30 đến 12:30): Cho bé ăn các loại ngũ cốc như cơm, yến mạch hoặc lúa mạch.
- Bữa tối (6:00 đến 7:00): Cho bé ăn các loại rau xanh, hoa quả hoặc ngũ cốc.
Ngoài ra các bữa nhẹ, bạn có thể cho con ăn súp, hoa quả nghiền hoặc uống sữa. Loại thức ăn đầu tiên cho bé dùng được gọi là thức ăn giai đoạn 1, bao gồm những món đã được xay nhuyễn và chắt lọc để giúp bé có thể nuốt và tiêu hoá dễ dàng, ngoài ra chúng còn phải có tỷ lệ dị ứng thấp.
Một số thực phẩm trẻ 6 tháng tuổi nên dùng
- Sữa: Tiếp tục cho bé dùng sữa mẹ hoặc sữa công thức bởi đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng nhất cho đến khi bé 1 tuổi. Cứ mỗi 2-3 tiếng cho bé dùng sữa mẹ một lần hoặc theo nhu cầu.
- Hoa quả: Táo, bơ, mơ, chuối, xoài, đào, đu đủ, lê, mận và bí đỏ là những loại hoa quả tốt nhất cho trẻ đang ăn dặm.
Dù rau củ là thực phẩm rất tốt nhưng mẹ nên xay nhuyễn, nấu kĩ rồi mới cho bé ăn. (Ảnh minh họa)
- Rau củ: Bé có thể dễ dàng tiêu hoá được những loại rau củ đã được luộc chín và nghiền nhỏ như đậu xanh, cà rốt, khoai lang, bí và khoai tây.
- Ngũ cốc và các loại hạt: Ngũ cốc và các loại hạt như gạo, yến mạch và lúa mạch cung những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát phiển của trẻ.
- Thịt: Cha mẹ có thể cho bé ăn các loại thịt gia cầm và cá đã được hầm nhừ và nghiền nhỏ, lưu ý lọc bỏ xương kỹ càng trước khi cho bé ăn.
Chuyên mục Làm mẹ - Nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về chăm, nuôi và dạy con, các căn bệnh liên quan đến trẻ nhỏ. Mời độc giả gửi những thắc mắc, tâm sự, chia sẻ liên quan đến chủ đề này về địa chỉ lamme@eva.vn để được sẻ chia, nhận tư vấn từ chuyên gia uy tín. Những thắc mắc của quý độc giả về Sức khỏe trẻ em sẽ được các chuyên gia giải đáp vào 15h30 thứ 2, thứ 4 và thứ 6 hàng tuần trên chuyên mục Làm mẹ - Eva.vn. |