Sau khi nghe bác sĩ giải thích nguyên do, người bà ngồi thụp xuống đất ôm mặt khóc.
Vì lý do công việc, chị Wenwen Ma (30 tuổi, Trung Quốc) không thể chăm sóc con trai. Vì thế chị gửi con về cho mẹ chồng chăm sóc và sẽ đón sau khi đi làm về. Chiều hôm xảy ra sự việc, chị bất ngờ nhận được một cuộc gọi từ mẹ chồng nói rằng đứa trẻ bị ngã. Quá sợ hãi, chị Wenwen lao tới bệnh viện nơi con đang cấp cứu.
Thế nhưng mọi thứ đã quá muộn, cô được bác sĩ thông báo đứa trẻ qua đời, thân nhiệt đã lạnh dần. "Không thể chấp nhận được, sáng nay đi làm cháu vẫn còn khỏe cơ mà mẹ?" - Wenwen nói với mẹ chồng.
Bác sĩ nói nguyên nhân cái chết do đứa trẻ bị chảy máu não sau cú ngã, cộng thêm các vấn đề về rung lắc và va đập nhưng không được điều trị kịp thời. Sau khi nghe những lời này, bà nội ngồi sụp xuống đất, tự tát vào mặt mình, khóc và liên tục nhận lỗi.
Xem thêm: Bố mẹ đung đưa, rung lắc dỗ dành, con 3 tháng tuổi lên cơn co giật, chấn thương sọ não
”Khi đã bình tĩnh, bà kể lại cho bác sĩ, sau bữa trưa hôm đó bà nội đã đưa cháu của mình lên giường ngồi chơi. Tuy nhiên không may đứa trẻ đứng không vững nên đã ngã từ trên giường xuống đất, đầu lại đập vào góc bàn cạnh đó. Theo phản xạ, người bà vội bế cháu lên rồi đung đưa dỗ dành cho cháu nín khóc. Bà cũng không nghĩ rằng mọi chuyện lại đi xa hơn.
Đứa trẻ đã nín khóc nhưng rơi vào trạng thái yếu dần đi, hơi thở cũng yếu và thân nhiệt bắt đầu giảm dần. Bà tức tốc gọi điện cho con dâu rồi mới đưa cháu tới bệnh viện thì đã quá trễ.
Trên thực tế, câu chuyện này không hiếm gặp và cách xử trí của người bà cũng là điều mà nhiều người hay hành động. Các ông bà thì nghĩ rằng cách dỗ này rất hữu ích, khi trẻ khóc hay ngủ thì việc đung đưa đều dễ khiến trẻ ngoan hơn. Tuy nhiên, biện pháp này có thể gây nguy hại cho trẻ, thậm chí là suốt đời.
Vậy, nên làm gì khi con bị ngã từ trên cao xuống?
1. Đừng bế trẻ lên ngay lập tức
Trước tiên hãy quan sát bé và nhìn vào nơi đứa trẻ ngã. Đó là vùng như thế nào, liệu con có thể có những vết thương hoặc gãy xương ở đâu không, con có khóc không... Sau đó mới bế con lên.
2. Nếu có một cục u trên đầu, đừng chà xát nó bằng tay
Về cơ bản, đây là hành động theo thói quen của mỗi phụ huynh, mục đích là để an ủi đứa trẻ "không sao, không sao". Trên thực tế, nếu có một khối máu tụ trên đầu của trẻ, mẹ nên đưa ngay con đến bác sĩ để được thăm khám kỹ càng.
3. Hãy cẩn thận quan sát phản ứng con trong vòng một hoặc hai ngày
Nhìn vào trạng thái tinh thần, tâm trạng và chuyển động, hành vi của em bé ít nhất 2 ngày sau tai nạn. Nếu có các biểu hiện buồn ngủ, ngủ nhiều hơn bình thường, nôn mửa, chảy máu tai và mũi, đừng ngần ngại, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Cách thức xử lý đúng khi con ngã phải là:
- Quan sát trong vài giây đầu xem con thế nào, cú ngã có thực sự mạnh….
- Để ý xem bàn tay, bàn chân, cánh tay, đầu con có bị sưng, bầm tím hay xước không.
- Để ý tình trạng cảm xúc của con: Con ngủ sâu sau khi ngã, trông tỉnh táo, linh hoạt hay có vấn đề gì khác không?