Chị Tiểu Phương khá tức giận khi chồng liên tục làm phiền con gái khi đang ngủ.
Sự ra đời của một đứa trẻ giống như một thiên thần nhỏ mang đến cho gia đình niềm vui và hạnh phúc ngập tràn. Tuy nhiên song song với đó, nhiều ông bố bà mẹ cũng phải thừa nhận có quá nhiều nỗi lo kể từ khi con chào đời, nhất là với những người lần đầu lên chức khi thiếu thốn kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh.
Bà mẹ Tiểu Phương (Trung Quốc) đã chia sẻ một câu chuyện hài hước xảy đến với gia đình của mình lên mạng xã hội khiến nhiều chị em bỉm sữa khác phải đồng cảm, thừa nhận chuyện đó cũng đã từng ít nhiều xảy đến với gia đình mình. Chị Tiểu Phương kể, sau 3 năm kết hôn vợ chồng chị mới sinh được cô con gái đầu lòng. Chính vì thế cả hai yêu thương con gái lắm, nhất là chồng chị còn quan tâm, chăm chút cho em bé nhiều hơn cả chị.
Tuy nhiên có một điều rất kỳ lạ khiến chị luôn thắc mắc rằng chồng chị luôn đặt đồng hồ báo thức lúc nửa đêm để làm một chuyện gì đó rất mờ ám khiến chị phải tò mò tìm hiểu. Theo đó anh luôn đặt báo thức khoảng 2-3 lần mỗi đêm, sau khi có tiếng chuông anh đều thức dậy, đến bên con gái và dùng ngón tay "chọc" vào mặt đứa nhỏ. Mỗi lần chồng có hành động như thế chị tiểu Phương đều giả vờ ngủ để xem chồng làm hành động gì tiếp theo. Tuy nhiên mọi thứ chỉ dừng lại ở đó, anh "chọc" con gái mỗi đêm vài lần và không làm gì khác nữa khiến chị khá tức giận vì làm phiền giấc ngủ của con gái.
Vì quá tò mò, cuối cùng Tiểu Phương đã hỏi chồng lý do và được anh cho biết, hóa ra chồng chị Tiểu Phương sợ rằng con gái sơ sinh gặp chuyện mỗi đêm mà bố mẹ không biết nên anh đã chủ động đặt báo thức để "chọc" và xem biểu hiện của đứa nhỏ như thế nào. Thậm chí nhiều lần sau khi chọc mà không thấy con có biểu cảm gì, ông bố còn đưa tay lên mũi xem con... còn thở không. Tiểu Phương đã phá lên cười trước chia sẻ của chồng vì sự cẩn thận của anh có phần hơi thái quá hay sao.
Tuy nhiên sau một hồi suy nghĩ lại chị lại cảm động hơn nhiều vì chồng mình vì chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc con sơ sinh nên đã cẩn thận từng chút một như vậy cũng không phải thừa. Sau khi đọc câu chuyện của Tiểu Phương, nhiều cư dân mạng đã để lại lời nhắn khen ngợi người cha chu đáo này, họ cảm thấy hành động của người cha quá ấm áp và yêu thương, nhiều cư dân mạng còn để lại lời nhắn: "Con là cả thế giới của cha mà. Chị vợ quá may mắn khi có người chồng như thế nhé".
Trên thực tế không phải chỉ chồng Tiểu Phương mà có khá nhiều ông bố bà mẹ khác chắc chắn sẽ trở nên lo lắng khi lần đầu chăm sóc trẻ sơ sinh. Họ lo sợ rằng cơ thể mong manh, yếu đuối chưa phát triển hoàn thiện của em bé khi mới bước đến thế giới này sẽ bị tổn thương, cần phải chăm sóc như thế nào mới đúng, phải làm những gì mới đủ để bảo vệ sự an toàn cho con...
Chính vì thế không cần đợi đến khi em bé chào đời, ngay từ khi biết đến sự xuất hiện của con, bố mẹ nên học những cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách:
Bế trẻ sơ sinh như nào cho đúng cách?
Bậc cha mẹ đừng quá lo lắng, sau vài ngày chăm bé, bạn sẽ biết cách bế bé và biết bé sẽ thích được bế ở tư thế nào. Mỗi bé sẽ thích được bế theo một tư thế khác nhau, có bé thích được vác vai, có bé lại thích được ẵm ngửa…
Trẻ mới sinh nên thóp thở còn mềm, mẹ cần tránh va chạm vào thóp thở. Luôn bế bé gần với ngực của mẹ nhất, vừa giúp giữ bé an toàn vừa tạo cảm giác cho bé luôn được che chở, bảo vệ.
Hãy nhìn bé và âu yếm trò chuyện thường xuyên với bé, nhẹ nhàng luồn hai tay bạn xuống dưới đầu, vai và mông trong khi bế bé lên một cách nhẹ nhàng.
Những tư thế cho con bú
Hãy cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ giúp trẻ dễ tiêu hóa và chứa nhiều kháng thể giúp bé có thể chống lại những tác nhân gây bệnh.
Tuy nhiên mẹ và bé cũng có thể sẽ gặp phải những khó khăn khi cho con bú như đầu vú mẹ quá ngắn, mẹ ít sữa, mẹ bị tắc tia sữa, nhiễm trùng vú... Và mẹ cũng cần phải đảm bảo và không được bỏ qua những kỹ năng lựa chọn tư thế đúng khi cho con bú, vì chọn đúng tư thế sẽ giúp bé thoải mái bú được no sữa.
Giúp bé ợ hơi sau khi bú
Tư thế bế cho bé ợ hơi là bạn bế bé ở tư thế vác vai, bụng bé áp sát vào ngực bạn, vỗ nhẹ lưng bé. Bế bé ở tư thế đó trong khoảng 10 – 15 phút, hãy luôn giữ đầu và cổ bé thật cẩn thận vì cổ bé sơ sinh lúc này còn rất yếu.
Mẹ cần biết thao tác vỗ lưng giúp bé ợ hơi để thải ra hết những khí thừa trong dạ dày để bé cảm thấy được dễ chịu hơn.
Cách thay bỉm tã cho bé
Khi bé chưa rụng rốn, mẹ không để tã chạm vào hoặc đè lên cuống rốn. Khi vệ sinh cho bé, mẹ cần lau sạch từ trước ra đến phía sau. Lau khô trước khi đóng tã, bỉm mới. Nếu thấy bé có những dấu hiệu kiểu như bị hăm da, tấy đỏ thì cần phải tháo bỏ bỉm, tã, bôi kem chống hăm cho đến khi bé khỏi hẳn.
Bạn nên thay luôn tã cho bé ngay sau khi bé tè hay ị. Phải vệ sinh sạch vùng hậu môn và bộ phận sinh dục của bé bằng khăn mềm cùng với nước ấm theo hướng từ trước ra sau.
Cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn
Trước khi tắm cho bé, cần chuẩn bị đầy đủ những thứ sau:
- Không để móng tay dài hay đeo nữ trang vì có thể khiến làn da của trẻ bị trầy xước
- Khăn xô khổ nhỏ, khổ lớn, quần áo, mũ, bao tay…
- Gạc, bông gòn, băng rốn vô trùng, tăm bông
- Nước muối sinh lý 0,9%
- Trước khi tắm thì hãy massage trước một lúc cho bé
Dùng nước sạch pha cùng với nước sôi. Nước có nhiệt độ trong khoảng 36 – 38°C là thích hợp. Lưu ý là trong khi tắm cho trẻ, bạn nên trò chuyện âu yếm với trẻ để trẻ cảm nhận được tình yêu thương của bạn dành cho bé.
Chuẩn bị xong thì tiến hành tắm cho trẻ theo bước sau:
Đặt bé nằm trên giường hoặc trên một mặt phẳng, dùng bông gòn thấm nước muối sinh lý lau mắt cho bé.
- Dùng tăm bông làm sạch lỗ mũi
- Lau mặt cho bé
- Bế bé lên và gội đầu: Ngón cái và ngón đeo nhẫn của bàn tay bế bé ép nhẹ 2 vành tai vào sát lỗ tai để tránh nước chảy vào tai, tay kia dùng khăn thấm nước làm ướt tóc. Lấy một ít dầu gội thoa lên tóc rồi xả sạch và dùng khăn lau khô.
- Khi bé chưa rụng rốn thì nên dùng khăn mềm lau người, tránh làm ướt rốn. Nếu muốn tắm cho bé, bạn đặt bé vào trong chậu nước có hòa sẵn chút sữa tắm nhưng sau đó cần lau kỹ vùng rốn cho bé để tránh bị nhiễm khuẩn.
- Cho trẻ sang chậu nước tắm mới để tắm lại.
- Đặt trẻ nằm trên giường có lót khăn xô khổ lớn, dùng khăn lau khô và ủ ấm.
- Nhỏ nước muối sinh lý để làm sạch mắt, mũi. Dùng tăm bông để làm sạch vùng bên ngoài tai.
- Nhỏ nước muối sinh lý lên gạc rơ lưỡi vệ sinh miệng.
- Dùng bông gòn thấm sạch nước quanh rốn và dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý lau khô rốn.
- Mặc áo, tã, bao tay và cho bé bú nếu thấy bé có nhu cầu.