Khi những sự thật về hoàn cảnh của em bé vẽ bức tranh chưa được sáng tỏ, nhân viên cửa hàng đã tạm thời gỡ bức thiệp xuống.
Video: Điều bí ẩn của bức tranh phải chăng là thông điệp em bé nhắn gửi?
Những năm gần đây, các vụ việc bạo hành trẻ em ngày càng được phát hiện nhiều hơn. Đau lòng hơn khi trong số các vụ bạo hành đó có rất nhiều trường hợp kẻ bạo hành trẻ dã man lại đến từ chính người thân yêu. Và trẻ nhỏ phần vì rụt rè, sợ hãi nên không dám lên tiếng tố giác. Mới đây, bức tranh của một em bé được cho là ngấm ngầm tố giác một hành vi bạo hành khiến dư luận quan tâm.
Những bức tranh vẽ cho Ngày của cha được trưng bày tại quầy bách hóa
Theo chia sẻ trên trang Feedme, vào khoảng những tuần giữa tháng 6, trên mạng xã hội Twitter của Nhật Bản, một người dùng Rui đã chia sẻ một bức tranh cùng những lời nghi vấn vô cùng bí ẩn. Bức tranh được phác họa bằng bút chì màu với đôi mắt to tròn và khuôn miệng cười hả hê. Gương mặt của người này được tô chì màu đỏ.
Bức tranh này được trưng bày tại một quầy hàng nhân Ngày của cha, 16/6. Rui nói rằng cô đã nhìn thấy tấm thiệp này được dán ở một cửa hàng bách hóa và hình vẽ kỳ dị trên bức tranh cứ ám ảnh trong đầu cô mãi. Dưới bức tranh này còn có một lời nhắn giống như viết tay của một đứa trẻ: "Gửi cha của con, cảm ơn vì cha đã làm việc vất vả. Mẹ ơi, mẹ hãy nhanh về đi".
Dòng tin nhắn được viết bằng tay trong ô vuông
Người chia sẻ cũng cho biết các nhân viên của cửa hàng đã gỡ bỏ thiệp chúc mừng sau khi nhận được các lời khiếu nại, cuộc gọi điện thoai giải thích sự bí ẩn trong bức tranh. Đồng thời phía nhân viên cũng xác nhận tờ giấy này được một đứa trẻ 5 tuổi mang tới nhưng không rõ là do bé vẽ hay người lớn vẽ. Kết quả từ CCTV cũng cho thấy không có ai ghi đè lên dòng tin nhắn. Phía siêu thị đã liên lạc với tòa thị chính để điều tra về hoàn cảnh của đứa trẻ.
Điểm đặc biệt trong bức tranh gửi cha này được nhiều người tinh ý nhận ra đó chính là phía bên cạnh phải của bức tranh có vẽ thêm một biểu tượng người bị treo cổ cho đến chết với một chiếc ghế bị đổ dưới chân. Thực sự làm mọi người rùng mình. Điều đó càng dấy lên nghi vấn bức tranh thực sự là một thông điệp gì đó mà người vẽ muốn nói lên.
Hình vẽ nhỏ bên cạnh khiến nhiều người rùng mình
Hiện tại, bức ảnh chụp đang được chia sẻ rất rộng và nhanh. Nhiều người cho rằng đứa trẻ này thực sự đang cần sự giúp đỡ. Cậu bé muốn mẹ mình đến thật nhanh để cứu thoát khỏi căn nhà, có ai đó đang lạm dụng hay bạo hành cậu bé. "Tôi hy vọng bé nhanh chóng nhận được sự giúp đỡ từ ai đó hoặc chuyên gia tâm lý" - một cư dân mạng bình luận.
Trước đó, Cộng hòa Trung Phi, UNICEF từng tổ chức một hoạt động để khuyến khích trẻ em phác họa những sự việc kinh hoàng mà mình đang chịu đựng.
Một trong số những bản vẽ đó đã cho thấy: một thai phụ cầm súng đến đền thờ; một ngôi nhà bốc cháy khi đứa trẻ tập đi ở trong; một người đàn ông với con dao đứng trên một cơ thể đầy máu.
Ảnh UNICEF
Ảnh UNICEF
6 dấu hiệu cho thấy trẻ có nguy cơ bị bạo hành: 1. Cơ thể trẻ xuất hiện nhiều vết bầm tím Đây chắc chắn là dấu hiệu rõ ràng nhất mà cha mẹ không được phép bỏ qua. Cơ thể trẻ tuy non nớt, mềm yếu nhưng không thể tự xuất hiện các vết bầm tím, vết xước. 2. Trẻ sợ hãi khi ở trong không gian kín Để bạo hành trẻ, các bảo mẫu cần phải đưa trẻ vào khu vực kín để thực hiện. Đó là lý do trẻ tỏ ra sợ hãi khi ở trong không gian kín, bé sẽ mường tượng ra cảnh bị bạo hành. Vì thế, khi con ở trong phòng 1 mình hay đưa con đi tắm... thấy con có biểu hiện sợ hãi, cha mẹ cần nhẹ nhàng khuyên nhủ và trò chuyện với con để tìm ra nguyên nhân. 3. Trẻ hốt hoảng, ngủ không sâu giấc Tâm hồn non nớt của trẻ nhỏ rất dễ bị tác động bởi những hành động thô bạo. Nó thường đi vào trong giấc mơ của trẻ, khiến trẻ không thể nào ngon giấc. Vì thế, nếu thấy con ngủ không ngon giấc, hay giật mình, khóc đêm... mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sức khỏe hay là do trẻ đang bị bạo hành. 4. Ngại giao tiếp, tiếp xúc Trẻ bị bạo hành thường có cảm giác sợ sệt, e dè, ngại giao tiếp và tiếp xúc với bất kì ai, kể cả bố mẹ. Trẻ không chạy nhảy nô đùa như trước mà chỉ thu mình một chỗ, ôm đầu gối hoặc khoanh tay trước ngực... 5. Hành vi quá khích Nghiến răng, cắn móng tay, thở dốc, hồi hộp hay toát mồ hôi hoặc chống đối lại cha mẹ có thể là những hành vi khác lạ, quá khích của bé cho thấy đang bị ảnh hưởng bởi vấn đề tâm lý nghiêm trọng. Việc bé bị bạo hành dẫn đến lo sợ và không làm chủ được những hành động thân thể mình. |