Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay vặn mình nhanh chóng chìm vào giấc ngủ

Ngày 25/02/2018 15:00 PM (GMT+7)

Giấc ngủ không sâu có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ sơ sinh. Vì vậy khi bé ngủ không sâu giấc, hay vặn mình mẹ cần theo dõi cẩn thận.

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay vặn mình có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau. Vì vậy mẹ không nên chủ quan khi thấy bé hay đỏ mặt, gồng mình khi ngủ.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay vặn mình

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay vặn mình. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng này:

- Môi trường ngủ: Nếu bé ngủ trong phòng không thoáng mát, quá nhiều ánh sáng, nhiều tiếng động và có nhiều yếu tố kích thích thì sẽ hay giật mình và ngủ không sâu giấc. Nhiệt độ phòng quá lạnh hoặc quá nóng cũng khiến bé khó ngủ hoặc ngủ ít.

Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay vặn mình nhanh chóng chìm vào giấc ngủ - 1

Thiếu canxi là một trong những lí do khiến bé hay vặn mình khi ngủ. (Ảnh minh họa)

- Chế độ dinh dưỡng: Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé sơ sinh ngủ không sâu, hay vặn mình là do chế độ ăn uống không đầy đủ. Việc thiếu các dưỡng chất cần thiết như canxi, kẽm sẽ khiến bé không ngủ ngon, hay tỉnh dậy giữa giấc. Ngoài ra nếu bé không được bú no cũng dễ dẫn đến tình trạng ngủ hay ngọ nguậy, vặn mình khi ngủ.

- Rối loạn giấc ngủ: Bé từ 2 đến 3 tháng thường gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ khiến bé bứt rứt, khó chịu hay vặn mình. Tình trạng này sẽ giảm trong các tháng tiếp theo.

- Trào ngược dạ dày: Khi bị trào ngược dạ dày bé thường hay nôn ói, quấy khóc nhiều vào ban đêm dẫn đến ngủ không ngon giấc, hay vặn mình.

2. Bé ngủ không sâu giấc, hay vặn mình có sao không?

Vặn mình, đỏ mặt ở bé sơ sinh dưới 2 tháng tuổi là hiện tượng sinh lý bình thường.  Biểu hiện của vặn mình sinh lý là đỏ mặt, gồng mình trong vài phút sẽ tự hết. Nếu bé vẫn khỏe mạnh, ăn uống tốt và không có các biểu hiện bất thường thì mẹ không cần quá lo lắng. Vặn mình sinh lý sẽ tự hết sau 2 đến 3 tháng.

Tuy nhiên, nếu bé thường xuyên vặn mình, ngủ không sâu giấc mẹ cũng nên kiểm tra xem có điều gì khiến bé khó chịu hay không. Nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh, nhiều tiếng ồn, tã ướt, bé ăn no… cũng có thể khiến bé ngủ không ngon, hay ngọ nguậy. Ngoài ra bé hay vặn mình, ngủ không sâu giấc cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh. Vì vậy khi thấy bé hay vặn mình kèm theo các triệu chứng khác như nôn ói, quấy khóc, mệt mỏi, chậm tăng cân thì mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ.

3. Cách giúp bé ngủ ngon

Xem video: Ông bố ru con ngủ trong 60 giây, bé không quấy khóc

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay vặn mình có thể chậm tăng cân, còi cọc. Bởi vậy mẹ nên thực hiện các biện pháp sau để giúp bé ngủ ngon hơn.

Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay vặn mình nhanh chóng chìm vào giấc ngủ - 2

Cho bé bú no sẽ giúp bé ngủ ngon hơn. (Ảnh minh họa)

- Bổ sung dinh dưỡng cho bé: Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé hay vặn mình khi ngủ. Vì vậy mẹ nên tìm cách để bổ sung canxi cho bé. Đối với các bé đang bú mẹ, mẹ nên thêm vào thực đơn hàng ngày của mình các loại thức ăn giàu canxi như hải sản, sữa, rau xanh… Như vậy mẹ sẽ giúp bé tăng thêm lượng canxi thông qua sữa mẹ.

- Tắm nắng thường xuyên: Tắm nắng rất tốt cho trẻ sơ sinh. Ánh nắng mặt trời có tác dụng kích hoạt da sản sinh vitamin D giúp bé tăng cường canxi và phốt pho. Mẹ nên cho bé tắm từ 6 đến 9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều.

Theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng (Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) thời điểm thích hợp nhất để tắm nắng cho trẻ sơ sinh là vào buổi sáng, lúc bình minh, mặt trời chiếu những tia nắng đầu tiên. Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ mà các mẹ cho con tắm nắng trong bao lâu. Tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh, thời gian tắm nắng chỉ từ 10 -15 phút mỗi ngày. Nên tắm nắng cho bé vào những ngày ấm áp, ít gió. Không nên để bé tắm nắng vào ngày lộng gió, trời lạnh hoặc những ngày chuyển mùa. Sau khi tắm nắng mẹ cần dùng khăn mềm để lau mồ hôi và cho bé ngồi trong nơi thoáng mát, kín gió.

- Phòng ngủ yên tĩnh, thoáng mát: Mẹ nên cho bé ngủ trong phòng thoáng mát, yên tĩnh, không có các kích thích mạnh. Như vậy bé sẽ ngủ ngon hơn.

- Đảm bảo bé luôn khô ráo: Mẹ nên kiểm tra tã của bé trước khi ngủ vì nếu tã ướt bé sẽ bứt rứt, khó chịu, không ngủ ngon. Nếu giấc ngủ bị gián đoạn thì sự phát triển của bé sẽ bị chậm lại khiến bé thiếu linh hoạt, không cao lớn bằng bạn bè.

- Cho bé bú no: Nếu bé không được bú no trước khi ngủ, bé sẽ có xu hướng tỉnh dậy giữa giấc. Vì vậy mẹ nên cho bé ăn no trước khi đi ngủ để giúp bé ngủ ngon hơn. Sau khoảng 3 đến 4 tiếng bé sẽ tỉnh dậy để ăn một lần.

Xem video: Cách massage đầu giúp trẻ sơ sinh nhanh chóng đi vào giấc ngủ

3 việc cực đơn giản của mẹ Việt ở Mỹ rèn con ngủ ngon giấc, xuyên đêm
Theo chị Quỳnh Trần, các mẹ ở Mỹ thường phân biệt rõ ngày và đêm để giúp trẻ có phản xạ và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Lê Ánh (Dịch từ Livestrong)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Giấc ngủ của bé