Cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh chia sẻ, nếu tình trạng đờm ở cổ họng của trẻ không được can thiệp kịp thời sẽ dễ dẫn đến nhiều hệ lụy liên quan tới sức khỏe của bé.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: Cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch thường trực Hội Đông y Quận Ba Đình, Hà Nội). |
Cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch thường trực Hội Đông y Quận Ba Đình, Hà Nội) |
1. Như thế nào là trẻ sơ sinh ho có đờm?
Trẻ sơ sinh ho có đờm là tình trạng bé ho kèm theo đờm nhớt trong cổ họng. Trẻ thường có cảm giác khó thở, nghẹt thở, quấy khóc, lười bú, mệt lả.
Trẻ sơ sinh ho có đờm làm cho bé khó chịu, thậm chí ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ.
2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh ho có đờm
Căn nguyên chủ yếu dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị ho có đờm do ảnh hưởng từ các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, có thể các bệnh truyền nhiễm khác.
Sở dĩ tình trạng trẻ sơ sinh có đờm thường kéo dài là do bé còn quá nhỏ, lực ho không đủ mạnh để có thể tự đẩy đờm ra ngoài. Bố mẹ cần quan sát kỹ từng biểu hiện của con, dù là nhỏ nhất để có thể xử lý kịp thời mọi tình huống xảy ra.
Nếu lượng đờm trong cổ họng của bé nhiều dẫn đến việc ho khò khè, khó thở. Trong trường hợp trẻ trớ là do lượng đờm gây cảm giác kích ứng khiến trẻ nôn trớ.
Sở dĩ tình trạng trẻ sơ sinh có đờm thường kéo dài là do bé còn quá nhỏ, lực ho không đủ mạnh để có thể tự đẩy đờm ra ngoài (Ảnh minh họa)
3. Cách trị đờm cho trẻ sơ sinh
Không ít mẹ băn khoăn, trẻ sơ sinh ho có đờm phải làm sao? Có một khuyến cáo chung mà các chuyên gia dành cho các mẹ chính là khi thấy trẻ sơ sinh bị ho có đờm kèm theo sổ mũi, sốt, kể cả trẻ sơ sinh ho có đờm không sốt thì mẹ nên đưa bé tới bác sĩ để khám.
Ngoài ra mẹ có thể thực hiện một số phương pháp sau tại nhà để giúp bé thoải mái hơn như: Vỗ lưng cho bé, mẹ vỗ lưng cho bé thường xuyên sẽ giúp phổi bé lưu thông tuần hoàn máu tốt hơn và đờm trong cổ họng dễ được đẩy ra ngoài hơn.
Một số cách trị đờm cho trẻ sơ sinh (Cụ thể là vỗ lưng nhẹ nhàng giúp trẻ thông đờm) như sau:
- Trước tiên, đặt trẻ nằm nghiêng một bên trên giường cứng, chú ý không cho trẻ gối đầu mà cần lấy khăn bông mềm để kê dưới mông, kê sao cho mông với đầu trẻ tạo góc khoảng 15 độ.
- Mẹ vỗ lưng bé bằng cách chụm tai vỗ liên tục lên lưng trẻ hướng từ phổi hướng về phía cổ, ở khâu này mẹ cần hết sức lưu ý cách chụm tay tạo thành một khoảng trống không khí tránh tình trạng làm trẻ bị đau. Mẹ vỗ tạo cảm giác lồng ngực của bé rung lên từng nhịp. Để thông đờm từ dưới lên miệng, mẹ cần phải vỗ từ dưới vỗ lên.
- Thời gian để áp dụng hợp lý, mẹ cần vỗ cho bé liên tục trong khoảng 3 phút.
Sau 3 phút vỗ lưng đẩy đờm, mẹ bé trẻ trên tay ở tư thế an toàn, sau đó day nhẹ ngón tay vào cổ trẻ, trẻ sẽ ho và bật được đờm ra ngoài (Ảnh minh họa)
Sau 3 phút vỗ lưng đẩy đờm, mẹ bé trẻ trên tay ở tư thế an toàn, sau đó day nhẹ ngón tay vào cổ trẻ, trẻ sẽ ho và bật được đờm ra ngoài. Mẹ lưu ý quan sát màu sắc của đờm xem đờm trắng loãng hay xanh, vàng đặc để báo cho bác sĩ khi thăm khám.
Ngoài ra khi trẻ sơ sinh có đờm, nôn trớ kèm theo triệu chứng sốt cao, nôn ói nhiều, đường tiểu có vấn đề, trẻ sơ sinh nôn trớ liên tục, trong dịch đờm có nhiều máu, nôn trớ ở thể nặng, mất nước nghiêm trọng cần phải đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.