Cảnh lấy máu gót chân bé Việt 1,7 kg

Ngày 23/05/2014 12:06 PM (GMT+7)

Lấy máu gót chân là một sàng lọc sơ sinh vô cùng quan trọng mà nhiều mẹ Việt chủ quan bỏ qua.

72 giờ sau khi sinh, việc lấy máu gót chân để gửi đi làm xét nghiệm có thể cứu được cuộc đời của một em bé bị dị tật bẩm sinh mà mắt thường không thể nhìn thấy, vậy nhưng sàng lọc sơ sinh vô cùng quan trọng này vẫn là một thủ tục hay bị nhiều cha mẹ chủ quan bỏ qua.

Theo cô Nguyễn Thị Mến – Y tá trưởng khoa Nhi Bệnh viện Việt Pháp cho biết “Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh là một thủ tục đơn giản nhưng sẽ giúp chuẩn đoán 3 căn bệnh bẩm sinh đặc biệt nguy hiểm với trẻ sơ sinh. Đây là thủ tục bắt buộc 100% ở các nước phương Tây nhưng ở Việt Nam, thủ tục này chỉ được thực hiện khi cha mẹ có yêu cầu trực tiếp với bệnh viện. 3 căn bệnh này nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

3 căn bệnh nguy hiểm được phát hiện khi làm xét nghiệm sàng lọc sơ sinh bao gồm: 

Thiểu năng tuyến giáp bẩm sinh:

Đây là bệnh bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Bệnh do thiểu năng hoặc không có tuyến giáp. Nếu bị thiếu, não và cơ thể không phát triển đưa đến bé bị kém phát triển trí tuệ và lùn không lớn lên được. Nếu phát hiện sớm, bệnh có thể được chữa trị bằng một vài giọt hormon tuyến giáp và giúp trẻ phát triển bình thường

Phenylcetonuri

Trẻ sơ sinh bị Phenylcetonuri sẽ kéo theo sự nhiễm độc tăng dần trong hệ thần kinh do một vài protein mà cơ thể không thể chuyển hóa được. Trong trường hợp này một chế độ ăn sớm sẽ giúp duy trì các điều kiện phát triển bình thường.

Suy tuyến thượng thận bẩm sinh

Nguyên nhân gây bệnh do thai nhi kém sản xuất ra cortizon, sẽ rất nguy hiểm cho bé nếu không phát hiện ra sớm. Cần phải điều trị ngay từ những tuần đầu mới sinh để đảm bảo cho bé có sức đề kháng và cân bằng chuyển hóa tốt.

Cùng theo chân chúng tôi tận mắt nhìn rõ quy trình một lần lấy máu gót chân cho trẻ sơ sinh được thực hiện tại Bệnh viện Việt Pháp – Hà Nội.

Cảnh lấy máu gót chân bé Việt 1,7 kg - 1
"Nhân vật chính" lần này là một bé gái sinh non 35 tuần, chỉ nặng vỏn vẹn 1,7kg. 

Cảnh lấy máu gót chân bé Việt 1,7 kg - 2
Để thực hiện việc lấy máu gót chân, trước hết em bé sẽ được cho uống một ống nước đường nhỏ. Giải thích cho thủ thuật này, Y tá trưởng Nguyễn Thị Mến cho biết " Uống nước đường trước khi lấy máu là một phương pháp giảm đau tự nhiên và an toàn cho trẻ sơ sinh. Khi uống nước đường, các bé sẽ không còn cảm thấy quá đau khi thực hiện lấy máu". 

Cảnh lấy máu gót chân bé Việt 1,7 kg - 3
Sau khi uống nước đường, y tá sẽ chuẩn bị một khăn xô ấm để bọc bàn chân em bé, giữ nguyên trong vòng vài phút. Nhiệt độ ấm của khăn xô sẽ giúp các mạch máu nở to, tạo điều kiện cho việc lấy máu được nhanh chóng. 

Cảnh lấy máu gót chân bé Việt 1,7 kg - 4
Dùng một kim lấy máu chuyên dụng chọc chính xác vào khu vực gót chân em bé.

Cảnh lấy máu gót chân bé Việt 1,7 kg - 5
Sau khi chọc kim, máu từ gót chân em bé sẽ bắt đầu chảy ra sau vài giây. 

Cảnh lấy máu gót chân bé Việt 1,7 kg - 6
Những giọt máu này sẽ được được nhỏ lên tấm giấy xét nghiệm chuyên dụng.

Cảnh lấy máu gót chân bé Việt 1,7 kg - 7
Cận cảnh quá trình nặn lấy máu gót chân em bé. 

Cảnh lấy máu gót chân bé Việt 1,7 kg - 8
Y tá sẽ phải lấy đủ máu gót chân vào 7 ô tròn tất cả. Qui trình này diễn ra khá nhanh nhưng cũng gây đau một phần cho trẻ - Y tá trưởng Nguyễn Thị Mến cho biết.

Cảnh lấy máu gót chân bé Việt 1,7 kg - 9
 

Cảnh lấy máu gót chân bé Việt 1,7 kg - 10
Mẫu xét nghiệm máu gót chân của bé sau đó sẽ được gửi sang Pháp để tiến hành xét nghiệm và khoảng 2 tuần sau có kết quả. 

Mời độc giả theo dõi thêm những bài viết liên quan

6 dấu hiệu không cứu nhanh: mất con!

Mẹo tự kiểm tra bất thường trẻ sơ sinh

Cận cảnh quy trình tiêm chủng tại Nhật

Bé sơ sinh: Choáng vì quá....xấu

Hà My - ảnh Như Hoàn
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách