Chỉ với mong muốn kích thích con ăn ngon hơn mà bà mẹ đã quên đi yếu tố quan trọng khi cho con ăn dặm.
Khi Tiểu Vũ (con chị Phương - Trung Quốc) đến tuổi ăn dặm, bà mẹ trẻ liền tìm mua một số loại bát đĩa đẹp mắt, nhỏ xinh để đựng đồ ăn cho con. Trong suốt khoảng thời gian dài sau đó, chị thấy con hoàn toàn bình thường, không có biểu hiện gì lạ, ăn uống ngon miệng.
Tuy nhiên, mới gầy đây khi bé được 1 tuổi có biểu hiện sốt cao, không thể ăn uống bình thường được nữa. Mặc dù đã hạ sốt cho con nhưng bệnh không thuyên giảm. Gia đình liền đưa con đi bệnh viện để thăm khám. Lúc này, các bác sĩ thông báo Tiểu Vũ đã mắc bệnh bạch cầu, hay còn gọi là ung thư máu. Cả gia đình chị Phương ai nấy đều hoảng hốt và băn khoăn về bệnh tình của con nhỏ.
Vì thói quen cho con ăn không đúng cách của chị Phương khiến Tiểu Vũ mắc bệnh ung thư máu. (Ảnh minh họa)
Hỏi về thói quen ăn uống của Tiểu Vũ, các bác sĩ xác định, số lượng bát đĩa nhựa mà chị Phương thường dùng đựng cháo, thức ăn hàng ngày cho bé chính là nguyên nhân dẫn đến việc bé mắc ung thư máu. Các bác sĩ cho biết, những loại đồ nhựa này rất có thể được làm từ vật liệu melamine.
"Vì là con đầu lòng nên mình cũng không quan tâm nhiều khi mua bát đĩa cho con. Chỉ chú tâm lựa chọn đồ nhiều màu sắc, đẹp, hình vẽ đẹp để kích thích ăn uống cho con. Không ngờ điều đó lại làm hại bé" - chị Phương nói.
Bác sĩ giải thích, với nhiều bậc phụ huynh, đồ nhựa là lựa chọn số 1 cho bé thay vì dùng đồ sành sứ hay thủy tinh dễ gây đổ vỡ nguy hiểm. Ngoài ra, vật dụng làm từ nhựa có rất nhiều mẫu mã khác nhau, lại được trang trí bắt mắt thu hút sự chú ý của trẻ nhỏ. Và so với đồ sứ hay thủy tinh thì đồ nhựa có giá rẻ hơn.
Bát nhựa sử dụng lâu ngày sẽ ố vàng, bong tróc sơn gây bất lợi cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, đa số các gia đình lựa chọn đồ nhựa cho con lại không hề biết được tác hại của việc dùng bát nhựa lâu ngày. Tình trạng mất màu, bong tróc sơn, lỗ chỗ nhiều vết ố bẩn không thể tẩy rửa,… có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Đặc biệt bát nhựa làm từ vật liệu melamine có ưu điểm là màu sắc bắt mắt và độ bền cao. Đây là loại nhựa có vẻ ngoài giống như chất liệu sứ nhưng rất độc hại. Nếu sử dụng không đúng cách sẽ giải phóng formaldehyde cực độc.
Trẻ có nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp do cặn sơn bong tróc trộn lẫn thức ăn. Hoặc các bệnh về máu, nặng hơn là ung thư khi tiếp xúc với các chất độc lâu ngày. Đây chính là yếu tố gây bệnh cho Tiểu Vũ.
Những lưu ý khi chọn mua bát, thìa cho bé
Mẹ nên lựa chọn sản phẩm với những chất liệu an toàn, không chứa BPA độc hại khi bé sử dụng. Bát ăn có nhiều loại như bằng sứ, thủy tinh, inox…
Mẹ có thể tham khảo cho bé loại thìa silicon, có thể chịu được nhiệt độ cao, không có BPA để đảm bảo an toàn khi bé mới tập ăn.
Thìa được thiết kế phù hợp, nhỏ gọn với khuôn miệng của trẻ, không nên cho bé dùng dĩa sắc nhọn để tránh gây nguy hiểm khi bé sử dụng.
Lưu ý: Tất cả các sản phẩm bát, thìa nên chọn đơn màu tránh màu sắc sặc sỡ do chứa lượng lớn chất hóa học.
Trên thực tế, đồ dùng dành cho bé ăn dặm rất nhiều những mẫu mã khác nhau, với kiểu dáng phong phú, và chất lượng đảm bảo. Mẹ hoàn toàn có thể lựa chọn loại bát thìa phù hợp. Đặc biệt sau một thời gian nên thay bát mới tránh tình trạng sử dụng lâu ngày gây tổn hại cho sức khỏe.
Ung thư máu (ung thư bạch cầu) là loại ung thư thường gặp nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên. Khi đó, số lượng tế bào máu trắng bất thường được sản xuất trong tủy xương. Một số dấu hiệu cho thấy bé có khả năng mắc ung thư máu: - Hạch bạch huyết ở cổ, háng, hay ở nơi khác sưng to - Mệt mỏi bất thường - Chán ăn - Sốt không kèm các triệu chứng khác - Đau bụng bất thường |