Sửa sang nhà cửa và thay cho con một chiếc tủ quần áo mới mà cặp vợ chồng trẻ lại không nghĩ đó là một sai lầm.
Câu chuyện xảy ra cách đây đã 5 năm nhưng hiện tại bé gái 7 tuổi vẫn đang ngày ngày chống chọi với căn bệnh quái ác chỉ vì một sơ suất nhỏ, sai lầm của cha mẹ lúc đó.
Cô bé Xiaoying mắc bệnh bạch cầu chỉ vì sơ suất của cha mẹ khi sang sửa nhà cửa.
Ngày đó, sau khi được thăm khám tại một bệnh viện địa phương với các biểu hiện sốt đột ngột, thiếu máu, cô bé Xiaoying (lúc đó 2 tuổi ở Trung Quốc) được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính - ung thư máu. Cha mẹ của Xiaoying vô cùng bất ngờ với chẩn đoán này của bác sĩ và cho rằng một đứa trẻ 2 tuổi làm sao có thể mắc phải căn bệnh quái ác như thế? Lúc này, các bác sĩ đã cẩn thận làm các xét nghiệm và loại bỏ các yếu tố có nguy cao gây bệnh như nhiễm trùng và di truyền. Họ bắt đầu trò chuyện sâu hơn với thân nhân của Xiaoying.
Sau khi hỏi chi tiết, các bác sĩ biết được cô bé đang sống trong một căn nhà mới được cải tạo. Điểm đặc biệt, bố mẹ của em mới thay cho em một chiếc tủ quần áo được sơn nhiều màu sắc. Tất cả quần áo của em từ quần áo mặc ở nhà đến quần áo đi học đều được để trong chiếc tủ quần áo này.
"Vì là chiếc tủ mới nên mùi sơn của nó khá nặng", mẹ của Xiaoying cho biết. Các bác sĩ xác định thứ mùi nồng nặc này chính là nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh cho cô bé. Cha mẹ của Xiaoying ngay sau khi nghe câu chuyện đã vô cùng hối hận về việc làm của mình. Họ nghĩ rằng họ ân hận cả đời nếu như con không thể khỏi bệnh.
Trước đó, một em bé khác ở Quảng Châu cũng đã từng được chẩn đoán mắc bệnh nặng sau khi sống trong căn nhà được sang sửa với nhiều thứ mùi.
Ô nhiễm từ việc trang trí nhà cửa có thể gây ra bệnh bạch cầu không?
Rất nhiều bậc cha mẹ có thói quen sơn sửa nhà cửa nhưng không cách ly trẻ. Mùi sơn từ các đồ nội thất và tường nhà có thể giải phóng ra các chất độc hại như formaldehyde và benzen. Bên cạnh đó, một số đồ trang trí bằng đá cũng là một loại ô nhiễm phóng xạ.
Cho đến nay nguyên nhân chính xác của bệnh bạch cầu vẫn chưa được tìm thấy nhưng nó bắt nguồn từ 3 yếu tố chính.
Theo "Nguyên tắc Chất lượng không khí trong nhà" do Tổ chức IARC công bố vào năm 2012, benzene, formaldehyde, radon và các chất phóng xạ khác là những chất gây ô nhiễm không khí lớn trong nhà, nếu quá mức có thể gây hại cho sức khỏe. Trong đó, benzene và formaldehyde là phổ biến nhất.
Theo bác sĩ huyết học Tang Aipin, bệnh viện Affiliated cho biết, benzen đi vào cơ thể con người có thể gây giảm bạch cầu, thiếu máu hoặc giảm tiểu cầu gây ra bệnh bạch cầu. Hầu hết các vật liệu trang trí đều có chứa một lượng lớn chất benzen.
Ngoài ra, bệnh bạch đầu có thể được gây ra sau khi toàn bộ hoặc một phần của cơ thể được tiếp xúc với liều lượng vừa phải hoặc cao của bức xạ. Ví dụ như rò rỉ điện hạt nhân được chứng minh là gây ra bệnh bạch cầu cho những người sống xung quanh.
Một số virus cụ thể nhưng nó cực kì hiếm gặp trong cuộc sống có thể gây ra bệnh bạch cầu.