Con bị sốt kéo dài chủ quan không đi khám, mẹ bàng hoang khi biết con đã mắc ung thư

Ngày 02/11/2017 19:21 PM (GMT+7)

Sau một loạt các triệu chứng kéo dài 5 tháng, cuối cùng cậu bé Ethan (2 tuổi) được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu lympho cấp tính.

Mary Anne Loh, một bà mẹ đơn thân đã có một quãng thời gian khó khăn và đau đớn khi phát hiện cậu con trai Ethan (2 tuổi) của mình bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư máu (bệnh bạch cầu). Cô đã có một bài chia sẻ dài về bệnh tật của con trên Facebook với mục đích nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh trước căn bệnh quái ác này.

Theo lời của cô Anne Loh, Ethan là một đứa trẻ khỏe mạnh, rất ít khi bị ốm. Nếu chẳng may bị cúm hoặc ho, cậu bé sẽ tự hồi phục lại sau 3 ngày mà không cần phải sử dụng đến thuốc. Thế nhưng, mọi rắc rối bắt đầu vào đầu năm 2005 khi Ethan bắt đầu bị cúm, ho và sốt kéo dài.

Con bị sốt kéo dài chủ quan không đi khám, mẹ bàng hoang khi biết con đã mắc ung thư - 1

Ethan từng là một cậu bé khỏe mạnh, rất ít khi bị ốm

“Ethan bị cúm và ho kéo dài hơn một tuần, tôi đã không đưa con đi kiểm tra vì nghĩ không có gì nguy hiểm. Thế nhưng 2 tuần sau đó, con lại bị cúm và kèm theo sốt. Lúc này tôi có đưa Ethan đến bệnh viện nhưng các bác sĩ không phát hiện ra vấn đề nào đáng lo ngại.

Vào khoảng giữa tháng 2, bệnh cúm và ho lại quay trở lại hành hạ Ethan. Lần này thằng bé không bị sốt và bệnh kéo dài trong vòng chưa đầy 1 tuần. Đến tháng 3, Ethan bắt đầu cảm thấy đau ở dưới nách và nó tiếp diễn trong vài ngày. Tôi đưa con đi kiểm tra và nhận được kết quả bình thường.

Đến tuần thứ ba của tháng 3, cơn đau dưới nách Ethan lại quay trở lại rồi cũng nhanh chóng biến mất. Khi ấy, tôi bắt đầu cảm thấy lo lắng nên đưa con đến nhiều bác sĩ Nhi khoa nhưng vẫn không phát hiện ra vấn đề gì”, cô Anne Loh chia sẻ.

Đến tháng 4, cô Loh nhận thấy con trai mình có dấu hiệu giảm cân nhưng cậu bé vẫn hoạt động và ăn uống bình thường mặc đù đôi khi cậu bé có kêu với mẹ về sự khó chịu ở dạ dày.

Con bị sốt kéo dài chủ quan không đi khám, mẹ bàng hoang khi biết con đã mắc ung thư - 2

Một số hình ảnh của Ethan.

Đến tháng 5, Ethan bắt đầu cảm thấy đau chân và không thể đi bộ đường dài. Những cơn khó chịu ở dạ dày ngày một gia tăng và cậu bé giảm cân một cách nhanh chóng. Lúc này, bác sĩ Nhi khoa đã tiến hành chụp X-quang và xét nghiệm máu cho Ethan.

Cuối cùng, sau khi xét nghiệm máu và một loạt các kiểm tra khác, bác sĩ kết luận Ethan bị bệnh bạch cầu lympho cấp tính. Ngay sau đó, cậu bé đã được chuyển đến bệnh viện huyết học để điều trị.

“Tôi sẽ không bao giờ quên được ngày đó, ngày mà cuộc đời của con trai và bản thân tôi thay đổi hoàn toàn. Bắt đầu từ ngày đó, Ethan phải bước vào một trận chiến giành sự sống với tử thần. Đó là một hành trình dài với chúng tôi.

Có những đêm nhiều lần tôi thức dậy chỉ để kiểm tra xem Ethan còn thở không. Tôi thực sự sợ hãi nếu một ngày nào đó thằng bé rời bỏ tôi. Tôi đã suy sụp tinh thần rất nhiều nhưng may mắn Ethan là một đứa trẻ kiên cường và mạnh mẽ. Mặc dù đau đớn và khó chịu, Ethan vẫn luôn nở nụ cười. Thằng bé đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh để chiến đấu cùng con”, cô Loh nghẹn ngào chia sẻ.

Con bị sốt kéo dài chủ quan không đi khám, mẹ bàng hoang khi biết con đã mắc ung thư - 3

Ethan là một đứa trẻ kiên cường và mạnh mẽ. Mặc dù đau đớn và khó chịu, Ethan vẫn luôn nở nụ cười.

Trong 2 tuần đầu tiên, Ethan đã mất khả năng di chuyển hoàn toàn từ thắt lưng của mình trở xuống. Tình trạng này kéo dài gần ba tháng. Mỗi ngày chứng kiến con chịu đau đớn, cô Anne Loh đều khóc.

Ethan không thể đến trường kể từ khi bắt đầu điều trị. Cậu bé thường xuyên hỏi mẹ: "Tại sao con không thể đi học mỗi buổi sáng?”. Với cô Loh, đó là một câu hỏi đáng sợ và nó khiến cô không giấu nổi những giọt nước mắt.

Năm đầu tiên điều trị, Ethan phải đi bệnh viện mỗi tuần. Đến năm thứ hai, việc điều trị của cậu bé diễn ra 2 lần/ tháng. Đã 2,5 năm kể từ khi Ethan bắt đầu điều trị và hiện tại cậu bé đang hồi phục tốt.

Ung thư máu (bệnh bạch cầu) là căn bệnh báo động rất phổ biến ở trẻ em và khả năng sống sót cũng khá thấp. Khoảng 2.000-3.000 trẻ em, chủ yếu ở độ tuổi 3-5 tại mỗi quốc gia được chẩn đoán mắc bệnh mỗi năm.

Khi trẻ mắc bệnh bạch cầu, một số lượng lớn các tế bào bạch cầu bất thường sẽ được sản sinh ở tủy xương. Sau đó chúng sẽ bám quanh tủy xương và chảy vào dòng máu nhưng chúng không thể thực hiện chức năng của mình là bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật do chúng đã có khiếm khuyết. Đa số các bệnh nhân nhỏ tuổi được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, gây khó khăn cho việc chữa trị. 

Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh:

Mệt mỏi hoặc da nhợt nhạt 

Thường xuyên chảy máu cam

Thiếu máu

Sưng phù bất thường

Nhiễm trùng và sốt cao thường xuyên

Vết trầy xước mãi không lành

Dễ bị chảy máu hoặc bầm tím

Đau đầu, buồn nôn

Mệt mỏi, kém ăn, chậm lớn, giảm cân

Phì đại các hạch bạch huyết, nổi hạch ở cổ

Khó thở

Đau xương hoặc khớp

Các vết bầm xuất hiện nhiều, khó khỏi

Gặp vấn đề về thị lực

>> XEM TIẾP: Con trai bị ung thư, mẹ nhẫn tâm bỏ rơi, "cuỗm" luôn tiền chữa bệnh

Thanh Loan (Dịch từ Theasianparent, urbanhealth)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan