Con cắn vỡ nhiệt kế thủy ngân, cha mẹ "lạnh người" khi nhìn phim chụp X-quang

Ngày 23/10/2018 15:32 PM (GMT+7)

Mặc dù đã làm sạch khoang miệng cho con nhưng cặp vợ chồng vẫn không bớt lo lắng nên đã đưa cậu con trai nhập viện ngay.

Theo chia sẻ của một cặp vợ chồng trẻ ở Trung Quốc trên trang QQ, vào buổi sáng hôm xảy ra sự việc, do bất cẩn không để mắt nên cậu con trai của anh chị đã lấy chiếc đo nhiệt độ bỏ vào miệng. Bé cắn vỡ nhiệt kế khiến cho thủy ngân trào ra, cậu bé đã nuốt chửng một ít. Ngay sau khi phát hiện ra sự việc, cặp cha mẹ liền cho bé súc miệng và làm sạch các cặn bã thủy ngân từ miệng. Tuy nhiên họ vẫn lo lắng cho tình hình sức khỏe của bé, sợ rằng sẽ bị ngộ độc thủy ngân nên liền cho nhập viện tức tốc.

Con cắn vỡ nhiệt kế thủy ngân, cha mẹ amp;#34;lạnh ngườiamp;#34; khi nhìn phim chụp X-quang - 1

Mặc dù đã làm sạch miệng cho bé nhưng cha mẹ vẫn không ngưng lo lắng.

Con cắn vỡ nhiệt kế thủy ngân, cha mẹ amp;#34;lạnh ngườiamp;#34; khi nhìn phim chụp X-quang - 2

Những đốm trắng (thủy ngân) khắp cơ thể bé.

Nghe gia đình kể lại, các bác sĩ cho bệnh nhân đi chụp X-quang. Bố mẹ cậu bé vô cùng sững sờ và "lạnh sống lưng" khi nhìn phim chụp cho thấy mật độ đốm trắng (được xác định là thủy ngân) xuất hiện dày đặc khắp nơi trong cơ thể cậu bé. Các bác sĩ cho biết, khi nhiệt kế bị vỡ, thủy ngân sẽ phát tán khắp mặt đất, không khí dễ dàng bị dính vào quần áo, môi trường, gây ô nhiễm không khí. Trường hợp xấu nhất có thể gây ngộ độc thủy ngân.

Con cắn vỡ nhiệt kế thủy ngân, cha mẹ amp;#34;lạnh ngườiamp;#34; khi nhìn phim chụp X-quang - 3

Bác sĩ cho biết, nhiệt kế thủy ngân rất nguy hiểm. Các bậc cha mẹ cần hết sức cẩn thận.

Rất may, sau 5 ngày thực hiện biện pháp thanh lọc, thủy ngân trên cơ thể bé trai đã được loại bỏ. Tuy nhiên, bác sĩ cũng cho biết, mặc dù thủy ngân được loại bỏ nhưng rất có thể gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, thủy ngân ngấm vào máu gây hại trực tiếp cho gan, thận và các cơ quan chức năng khác. Vì thế, lời cảnh báo khẩn thiết dành cho các bậc cha mẹ chính là hãy để nhiệt kế da tầm với trẻ em, cất kĩ khi không dùng đến và dùng một cách rất cẩn thận, tránh bị vỡ.

Tại Việt Nam từng xảy ra vụ trẻ ngộ độc thủy ngân khi sử dụng nhiệt kế. Như trường hợp của con chị Nguyễn Thị Thủy (Gia Lâm, Hà Nội). Chị đã gần như đứng tim khi không may để con nuốt phải thủy ngân có trong nhiệt kế.

Theo chị Thủy, trước đó con trai chị 4 tuổi bị sốt virus. Chị đã dùng nhiệt kế thủy ngân để cặp nhiệt độ cho con. Thấy con hợp tác, ngoan ngoãn khi cặp nhiệt độ, chị chủ quan đi làm việc khác. Chưa đầy 3 phút sau, em bé khóc lóc cầm chiếc nhiệt kế đã vỡ đưa cho chị. Nhân lúc mẹ không để ý, bé đã đưa nhiệt kế lên miệng và cắn vỡ.

Cách xử lý khi trẻ không may nuốt phải thủy ngân

Khi trẻ không may nuốt phải thủy ngân, bố mẹ không nên thực hiện các biện pháp như móc họng, bóp bụng gây nôn cho trẻ. Bởi việc móc họng sẽ khiến trẻ bị sặc, thủy ngân bị đẩy ngược lên, có nguy cơ chui vào phổi khiến trẻ tử vong.

Việc cần làm là đưa trẻ đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế nơi gần nhất để được các y bác sĩ hướng dẫn. Bình tĩnh theo dõi phân của trẻ trong vài ngày để xác định, đánh giá lượng thủy ngân đã được bài tiết ra ngoài. Đồng thời cho trẻ ăn uống đầy đủ, đặc biệt uống nhiều nước để tránh táo bón, giúp sự bài tiết tốt hơn.

Một số dụng cụ đo nhiệt độ cho trẻ

Bên cạnh nhiệt kể thủy ngân khá phổ biến, mẹ có thể sử dụng một số loại nhiệt kế có tính an toàn hơn như: 

Nhiệt kế điện tử

Nhiệt kế điện tử có ưu điểm dễ sử dụng nhưng hiệu quả không cao so với nhiệt kế thủy ngân.

Ví dụ, nhiệt độ cơ thể bình thường của bé là 36,5 ℃ nhưng với nhiệt kế điện tử nhiệt độ có khả năng lên 37 ℃. Đây là một trong số yếu điểm song cha mẹ có thể yên tâm nếu nhiệt độ cơ thể  bé không vượt mức này thì trẻ hoàn toàn bình thường.

Nhiệt kế hồng ngoại

Nhiệt kế hồng ngoại hoạt động dựa trên hiệu ứng bức xạ nhiệt dưới dạng hồng ngoại của các vật nóng. Tuy nhiên thiết bị này đòi hỏi sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh, chẳng hạn khi mùa đông nhiệt độ thấp nhiệt kế có thể không đo chính xác thân nhiệt người bệnh.

Nhiệt kế dán trán

Nhiệt kế dán trán giúp theo dõi thân nhiệt của bé đơn giản nhất. Việc sử dụng nhiệt kế rất dễ dàng, chỉ cần dán trực tiếp lên trán và đợi khoảng 1 phút nếu miếng dán thay đổi màu sắc thì rất có thể bé bị sốt.

Lưu ý: Khi trẻ bị ốm cha mẹ nên đo nhiệt độ cho bé từ 1-2h/ lần bởi trẻ nhỏ thân nhiệt thường không ổn định. Ngoài ra, cần phải quan sát xem bé có xuất hiện triệu chứng bất thường hay không, nếu có hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế để kiểm tra.

Khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân, cha mẹ lưu ý cần giám sát con cẩn thận để tránh xảy ra nguy cơ đáng tiếc như trên. 

Trung Quốc: Mẹ xử lý sai cách khi con cắn vỡ nhiệt kế thủy ngân khiến bé tử vong
Cặp nhiệt độ thủy ngân là vật dụng y tế có mặt ở hầu hết các gia đình có trẻ nhỏ song sự nguy hiểm của nó thì ít ai biết đến.
Chi Chi (Dịch từ QQ)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tai nạn trẻ em