Bảo Anh vỡ oà cảm xúc khi nghe con gái cất tiếng gọi "mẹ" đầu tiên.
Đối với mẹ, mọi khoảnh khắc, lần đầu của con luôn là điều gì đó rất đặc biệt khiến mẹ vỡ oà cảm xúc hạnh phúc, chẳng hạn như lần đầu con cất tiếng gọi mẹ thiêng liêng, lần đầu con biết bò, lần đầu biết đi, lần đầu con đi học,... Mọi lần đầu đều là cột mốc quan trọng, đánh dấu hành trình khôn lớn của trẻ. Mới đây trên trang cá nhân, Bảo Anh đã vỡ oà cảm xúc khoe con gái Misumi lần đầu biết nói tiếng "mẹ".
>>XEM VIDEO: Con gái Bảo Anh gọi mẹ lần đầu tiên
Con gái Bảo Anh sở hữu vẻ ngoài "cực phẩm" giống mẹ.
Bé Misumi được nữ ca sĩ công khai cách đây không lâu, từ lúc thừa nhận chuyện bản thân lên chức mẹ bỉm, các trang mạng xã hội của Bảo Anh đều ngập tràn những hình ảnh đáng yêu của ái nữ đầu lòng, và cuộc sống hạnh phúc của hai mẹ con. Với diện mạo xinh xắn giống mẹ mỹ nhân, cô nhóc Misumi dành được nhiều thiện cảm và sự quan tâm của người hâm mộ.
Nhận xét về con gái, Bảo Anh từng cho biết Misumi là một em bé "trộm vía" hoạt bát, lém lỉnh và thông minh. Nhóc tỳ gây ấn tượng với đôi mắt to tròn, khuôn mặt bầu bĩnh, làn da trắng và có nét lai Tây. Trước đó không lâu, nàng công chúa nhỏ của Bảo Anh đã đón sinh nhật 1 tuổi ấm cúng bên gia đình.
Nữ ca sĩ tiết lộ rằng, từ khi mấy tháng tuổi, Misumi đã biết "hóng chuyện" và có khả năng phản xạ giao tiếp khá tốt với mẹ. Ở độ tuổi lên 1, cô nhóc đang trong giai đoạn bi bô tập nói. Trên trang cá nhân, nữ ca sĩ sinh năm 1992 xúc động kể lại khoảnh khắc con gái lần đầu cất tiếng gọi mẹ: "Hôm nay Misumi kêu mẹ, tiếng mẹ đầu tiên, tôi hú hét như một đứa trẻ còn chị bé thì cười ngất ngưỡng. Không có ngôn từ nào để diễn tả cảm giác này. Cảm ơn Misumi đã đến cuộc đời này. Cảm ơn con".
Cảm nhận được năng lượng hạnh phúc của Bảo Anh, nhiều mẹ bỉm xuýt xoa dành lời khen và gửi lời chúc tốt đẹp đến hai mẹ con nữ ca sĩ. Hái được "quả ngọt" này cũng nhờ Bảo Anh đã giáo dục con gái chỉn chu từ bé. Bà mẹ trẻ đã sắm sửa cho ái nữ của mình rất nhiều sách truyện, tranh ảnh. Misumi còn được mẹ xây hẳn một khu vui chơi nhỏ trong nhà.
Nắm bắt được con gái đang bước vào giai đoạn kích thích ngôn ngữ mạnh mẽ, chính vì thế mà dù bận rộn, Bảo Anh vẫn luôn dành thời gian mỗi ngày để tâm sự với ái nữ, cho con ra ngoài gặp gỡ mọi người xung quanh và đặc biệt là để Misumi chơi với sách thường xuyên. Đó là lý do mà mới chỉ vừa tròn 1 tuổi, Misumi đã biết luyên thuyên suốt ngày, dẫu chưa nói được nhiều và tròn vành rõ chữ nhưng so với một số trẻ khác trong độ tuổi này thì con gái Bảo Anh đã biết nói khá sớm.
Misumi được mẹ Bảo Anh cho tiếp xúc với sách, đồ chơi ngôn ngữ từ sớm.
Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ
- Giai đoạn 1 (0-12 tháng): Trong giai đoạn này, trẻ sơ sinh bắt đầu phát triển khả năng ngôn ngữ từ tiếng khóc, tiếng lặp lại, tiếng bập bẹ đơn giản. Trẻ dần nhận biết được những âm thanh và từ ngữ cơ bản xung quanh. Đây được coi là giai đoạn nền tảng quan trọng để trẻ tiếp tục hoàn thiện kỹ năng ngôn ngữ trong các giai đoạn sau.
- Giai đoạn 2 (12-24 tháng): Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu nói được những từ đầu tiên, thường là các từ đơn vị như "mẹ", "baba", "bé"... Trẻ cũng sử dụng các cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt để giao tiếp. Vốn từ vựng của trẻ gia tăng nhanh chóng, từ vài từ lên tới khoảng 200-300 từ vào cuối giai đoạn này.
- Giai đoạn 3 (24-36 tháng): Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu nối các từ lại với nhau để tạo thành câu đơn giản, phát triển khả năng diễn đạt ý nghĩ và ý tưởng. Trẻ cũng bắt đầu sử dụng ngữ pháp cơ bản như danh từ, động từ, tính từ. Vốn từ vựng tăng lên khoảng 900-1000 từ.
- Giai đoạn 4 (3-6 tuổi): Đây là giai đoạn phát triển ngôn ngữ nhanh chóng nhất. Trẻ có thể tạo ra những câu dài, phức tạp hơn, hiểu và sử dụng ngữ pháp một cách linh hoạt hơn. Vốn từ vựng tăng lên khoảng 2000-3000 từ vào cuối giai đoạn này.
Có những cách nào để bố mẹ hỗ trợ và kích thích sự phát triển ngôn ngữ của trẻ?
Giao tiếp thường xuyên với trẻ là một trong những cách hiệu quả để hỗ trợ và kích thích sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Cha mẹ và người chăm sóc nên nói chuyện, đọc sách, hát và đối thoại với trẻ thường xuyên. Điều này giúp trẻ tiếp xúc nhiều với ngôn ngữ và tăng cường khả năng nghe, hiểu và sử dụng ngôn ngữ. Trong quá trình giao tiếp, người lớn nên sử dụng giọng điệu, tốc độ và từ vựng phù hợp với độ tuổi, khả năng của trẻ để đảm bảo trẻ có thể hiểu và tương tác tốt.
Tạo môi trường ngôn ngữ phong phú cũng rất quan trọng. Cha mẹ và người chăm sóc nên cung cấp nhiều sách, đồ chơi, hình ảnh và các tài liệu khác có thể kích thích trẻ học hỏi. Môi trường phong phú này sẽ giúp trẻ tiếp xúc với nhiều từ vựng, cấu trúc ngữ pháp và mẫu câu khác nhau, từ đó tăng cường khả năng ngôn ngữ. Ngoài ra, cho trẻ cơ hội nghe và sử dụng ngôn ngữ ở nhiều bối cảnh khác nhau cũng sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp tốt hơn.
Khuyến khích trẻ nói và tự thể hiện là một phương pháp khác để kích thích sự phát triển ngôn ngữ. Cha mẹ và người chăm sóc nên lắng nghe trẻ cẩn thận, phản hồi và mở rộng những gì trẻ nói. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy được khuyến khích và tự tin hơn khi sử dụng ngôn ngữ. Bên cạnh đó, đặt câu hỏi mở và tạo cơ hội để trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp cũng rất quan trọng.