Con hỏi “Nhà mình có nghèo không mẹ?”, cách mẹ trả lời làm con 10 năm sau khác rõ rệt

Hạ Mây - Ngày 20/09/2020 12:00 PM (GMT+7)

Mỗi khi trẻ đòi mua đồ chơi, đòi đi chơi, mẹ từ chối thường hay nhận được câu hỏi này.

Trẻ con chưa hiểu chuyện sẽ luôn đặt những câu hỏi hóc búa khiến người lớn nhiều lúc “đau đầu”. Thậm chí, khi đã bắt đầu tuổi đến trường, tiếp xúc với nhiều bạn bè, môi trường sống khác nhau, mức độ khó của câu hỏi lại càng tăng lên hẳn. Đặc biệt là khi chúng thắc mắc về tiền bạc và hoàn cảnh sống gia đình. Vậy cha mẹ nên trả lời cho con như thế nào là hợp lí?

“Gia đình mình không giàu hả bố mẹ?”, “Tại sao bạn kia lại có những món đó mà bố mẹ không mua cho con?”, “Tại sao lại phải tiết kiệm?” và còn nhiều những câu hỏi khác nữa đều là những câu hỏi không hiếm gặp. Có nhiều cách đối mặt với các dạng câu hỏi này của con, nhưng không phải ai cũng xử lí khéo léo. Một số phụ huynh sẽ nhân cơ hội này “than thân trách phận” trước mặt con cái, chốt yếu là để con biết việc kiếm tiền không hề dễ dàng.

Câu trả lời của bố mẹ có thể tác động đến tâm lí và hành vi của con sau này

Trường hợp của mẹ con Nuannuan là một ví dụ. Mẹ của Nuannuan đã dạy cô sống tiết kiệm từ nhỏ, và thường xuyên mặc quần áo do anh chị họ để lại: “Quần áo này chưa hỏng, còn dùng được”, “Chị họ vừa cho đồ, con mặc bố mẹ khỏi mua nhé!”.

Con hỏi “Nhà mình có nghèo không mẹ?”, cách mẹ trả lời làm con 10 năm sau khác rõ rệt - 1

Đến khi lên trung học cơ sở, khi sự thắc mắc về điều kiện sống của gia đình vẫn chưa được giải quyết, cô bé lại bị các bạn cười nhạo vì luôn phải mặc quần áo cũ. Lấy hết can đảm hỏi mẹ: “Mẹ ơi gia đình chúng ta nghèo hả mẹ?”, Nuannuan nhận được câu trả lời khá vô tình từ mẹ: "Đúng vậy, nhà mình nghèo lắm, đừng xa hoa lãng phí, không thì con cũng chẳng có tiền mà học hành.”

Nghe câu trả lời của mẹ, Nuannuan bắt đầu trở nên mặc cảm khi nghĩ về gia đình mình. 10 năm trôi qua, dù Nuannuan đã có thể tự đi làm nuôi sống bản thân và sở hữu một mức lương khá, nhưng theo thói quen cũ mà mẹ đã tập cho cô, Nuannuan vẫn không dám chi tiêu gì cho bản thân. Kí ức về sự khó khăn thời ấu thơ khiến Nuannuan cảm thấy rằng, cô không xứng đáng với bất kì điều đẹp đẽ nào, mà lại luôn tự ti, thu mình lại.

Con hỏi “Nhà mình có nghèo không mẹ?”, cách mẹ trả lời làm con 10 năm sau khác rõ rệt - 2

Những tác động tiêu cực mà trẻ phải đối mặt là gì?

Ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách của trẻ

Những lời “than thân trách phận” vô tình làm cho đứa trẻ cảm nhận sự khổ cực sớm, xé toang “bức tranh màu hồng” mà trẻ từng hình dung ở độ tuổi còn quá nhỏ. Điều này nằm ngoài khả năng chịu đựng về tâm lí và làm ảnh hưởng đến tính cách của trẻ. Dễ thấy nhất là trẻ sẽ có những mặc cảm không đáng có, luôn thể hiện sự so sánh mình với người khác, và cho rằng mình thiếu thốn, kém cỏi.

Con hỏi “Nhà mình có nghèo không mẹ?”, cách mẹ trả lời làm con 10 năm sau khác rõ rệt - 3

Khó sáng suốt trước những cám dỗ về vật chất

Vì mang trong mình một tâm thế “thiếu thốn”, những đứa trẻ này có thể sẽ có những ham muốn vật chất nhiều hơn các bạn khác dẫn đến các sai phạm khác nhau như lấy cắp tiền bạc của bố mẹ, sinh thói tranh giành với người khác,..

Ảnh hưởng đến sự tự đánh giá của trẻ

Những lời khóc lóc của cha mẹ sẽ làm cho trẻ cảm thấy áp lực, cho rằng mình là gánh nặng cuộc sống của cha mẹ, cũng như đặt câu hỏi về giá trị tồn tại của chúng.

Con hỏi “Nhà mình có nghèo không mẹ?”, cách mẹ trả lời làm con 10 năm sau khác rõ rệt - 4

Cha mẹ nên giải quyết câu hỏi về kinh tế này như thế nào?

Chú ý đến câu hỏi của trẻ

Khi trẻ hỏi chứng tỏ con đã bắt đầu hoang mang về điều kiện kinh tế gia đình và có chút hiểu biết về khái niệm tiền bạc. Lúc này, cha mẹ cần để ý đến cách đặt câu hỏi và tâm lí hoang mang của trẻ để tìm cách trả lời sao cho tích cực nhất. Dù điều kiện gia đình có thể không đủ tốt nhưng cũng hướng cho đứa trẻ về một cuộc sống nhiều hi vọng.

Con hỏi “Nhà mình có nghèo không mẹ?”, cách mẹ trả lời làm con 10 năm sau khác rõ rệt - 5

Nhân cơ hội này, cho trẻ thêm chút khái niệm đúng đắn về tiền bạc

Đừng nghĩ rằng trẻ đang vòi vĩnh cha mẹ điều gì đó để giống như các bạn khác, mà hãy nghĩ rằng đây là cơ hội để cha mẹ bổ sung quan điểm về tiền bạc cho con và giúp con hiểu vấn đề nhưng không hoang mang, lo lắng.

Đừng khóc nghèo hay khoe khoang

Bất kể tình hình tài chính của gia đình có như thế nào, cha mẹ cũng cần lựa chọn cách trả lời hợp lí. Nếu điều kiện không đủ tốt, cha mẹ nên tâm sự thật hoàn cảnh cho con nhưng cũng đừng quên dặn dò con rằng cha mẹ vẫn đang cố gắng, và mọi thứ sẽ dần tốt hơn. Đừng quên 1 vài lần mua cho con một chiếc áo mới thay vì nhận từ người khác để làm động lực, niềm vui cho con. Nếu điều kiện gia đình chấp nhận được, không cần khóc lóc, than thở trước mặt con mà cha mẹ nên tâm sự và dạy con cách tiết kiệm và chi tiêu hợp lí.

Con hỏi “Nhà mình có nghèo không mẹ?”, cách mẹ trả lời làm con 10 năm sau khác rõ rệt - 6

Con đòi ở nhà Thủ đô mới chịu học, bố mẹ không mua, 10 năm sau hối hận tột cùng
Thời điểm đó, rất nhiều người lên tiếng chỉ trích Trương Hân Dương vì ích kỷ, không hiểu cho điều kiện gia đình mà đòi hỏi nhiều ở bố mẹ.
Hạ Mây
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con thông minh - Dạy con tình cảm