Đứa trẻ tò mò về mọi thứ và mẹ cũng không nên bỏ qua.
Những đứa trẻ luôn giàu trí tưởng tượng và việc bố mẹ trả lời những câu hỏi của con là cách giúp trẻ tưởng tượng đúng về vấn đề nào đó. Nếu bố mẹ né tránh, những nguy hiểm có thể xảy ra với con vì thiếu hiểu biết.
Cô bé Tiểu Mỹ 5 tuổi là đứa trẻ thông minh, học giỏi và luôn được các cô giáo khen ngợi. Khi gặp bất kì vấn đề nào đó không hiểu, Tiểu Mỹ luôn cố gắng suy nghĩ và giải quyết vấn đề. Cô bé cũng có thể đặt câu hỏi cho cô giáo, các bạn và bố mẹ mọi lúc mọi nơi. Để khuyến khích thói quen tốt cho con gái và kích thích trí thông minh, bố mẹ Mỹ Mỹ luôn cố gắng trả lời tất cả các câu hỏi của con và khen ngợi bé.
Vào một ngày nọ khi mẹ Tiểu Mỹ mặc áo hai dây và đi lại trong nhà, cô bé đã chú ý tới phần nách của mẹ rất khác với nách của cô bé. Chính vì thế, Tiểu Mỹ đã hỏi "Sao dưới cánh tay mẹ lại có râu còn con thì không có?". Mẹ Tiểu Mỹ có chút bối rối trước câu hỏi của con gái nhưng sau đó bà nghĩ ở độ tuổi của con gái sự tò mò về những bộ phận trên cơ thể người khác là chuyện bình thường, hiện tượng sinh lý bình thường nên bố mẹ không nên bỏ qua. Bởi nếu cho qua câu trả lời của con sẽ khiến trẻ mất hứng thú đặt câu hỏi mà còn có những suy nghĩ sai về cơ thể của con người.
Thế nhưng nếu cô trả lời con bằng cách nói của người lớn thì con không thể hiểu được. Chính vì thế mẹ đã suy nghĩ hồi lâu và nghĩ ra một câu trả lời xuất sắc. Mẹ nói với Tiểu Mỹ rằng đây là biểu hiện của sự trưởng thành của một bé gái. Vì thế khi Tiểu Mỹ trưởng thành và lớn như mẹ cũng sẽ có lông ở vùng dưới cánh tay như mẹ.
Tiểu Mỹ gật đầu trước câu trả lời của mẹ và còn nói "khi nào con lớn lên con sẽ cho mẹ xem đôi cánh nhỏ (ý chỉ râu - PV) của con" điều đó cho thấy câu trả lời của mẹ Tiểu Mỹ rất hay, không làm giảm đi sự nhiệt tình của đứa trẻ mà còn giải quyết được vấn đề, giải quyết được sự nghi ngờ của đứa trẻ theo một cách khác.
Trong hành trình trưởng thành, trẻ sẽ gặp và bị thu hút bởi rất nhiều những sự vật sự việc khác nhau và con chỉ có thể tìm hiểu sự thật của những sự việc bằng cách đặt câu hỏi. Và việc thích đặt câu hỏi không phải là thói quen xấu mà cho thấy khả năng tư duy tích cực của trẻ.
Nhiều cha mẹ cho rằng, mỗi đứa trẻ bẩm sinh đều rất tò mò và ham hiểu biết. Thế giới xung quanh vô vàn những điều mới lạ với chúng. Vì thế bố mẹ nên luôn cổ vũ con dám đặt câu hỏi, dám thắc mắc. Khi bé biết đặt câu hỏi, bé sẽ hỏi càng nhiều và khi đi tìm lời giải cho thắc mắc của mình bé sẽ học được nhiều điều bổ ích.
Khi bé biết hỏi cũng có nghĩa là bé đã suy nghĩ về sự vật. Do đó nếu bé có thể tự khám phá ra câu trả lời thì bé sẽ cảm thấy hứng thú với việc học tập và tìm hiểu kiến thức. Vì vậy, cha mẹ không chỉ khuyến khích con đặt câu hỏi mà còn cần kiên nhẫn lắng nghe câu hỏi của con. Đồng thời khi bé đặt câu hỏi, cha mẹ không nên trả lời ngay mà cho bé thời gian để suy nghĩ và tìm tòi.
Các câu hỏi sẽ giúp bé phát triển tư duy tốt hơn. Cha mẹ cần chú ý tập cho bé thói quan muốn hỏi, dám hỏi và biết cách hỏi. Các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn con đặt câu hỏi theo cách sau:
Tích cực trả lời câu hỏi của bé
Khi còn nhỏ, bé sẽ có những câu hỏi rất kì lạ. Với những câu hỏi này, nhiều cha mẹ thường không để ý hoặc không quan tâm, thậm chí có người còn quát mắng vì con hỏi những câu linh tinh.
Tuy nhiên, cha mẹ nên chú ý lắng nghe câu hỏi của con và nghiêm túc trả lời nếu có thể. Nếu chưa thể tìm ra câu trả lời ngay, họ sẽ cùng con tìm ra đáp án. Điều này giúp cho bé có thói quen đặt câu hỏi hàng ngày.
Hướng dẫn bé đặt câu hỏi thường xuyên
Một trong những phương pháp hữu ích cho cha mẹ là tạo tình huống để khiến bé tò mò. Từ đó bé sẽ tự động đặt nhiều câu hỏi. Ví dụ như khi kể chuyện, cha mẹ sẽ dừng lại ở những đoạn gay cấn để bé tò mò kết quả…
Bằng cách đó, cha mẹ đã giúp bé phát triển sự tò mò và tính hoài nghi. Ngoài việc hướng dẫn bé biết đặt câu hỏi, họ còn chú ý đến việc dạy bé biết lễ phép và nói rõ ràng ý mình muốn hỏi. Nếu bé hỏi không rõ hoặc không lễ phép, cha mẹ sẽ nghiêm túc nhắc nhở và dạy bảo.
Đặt câu hỏi cho bé
Việc đặt câu hỏi cho bé như khi chơi trò chơi, học tập cũng giúp bé chủ động suy nghĩ, phân tích tình huống sự việc, sau đó tìm ra đáp án đúng. Vì thế cha mẹ cũng nên thường xuyên đặt câu hỏi cho bé để bé quen với việc tìm hiểu thêm các kiến thức xung quanh.