“Mẹ ơi, đừng so sánh con với bạn nữa!”.
Làm cha mẹ, ai cũng đặt kỳ vọng rất nhiều vào con cái, mong mỏi con sẽ trở thành những người thành công trong cuộc sống. Vì muốn con có thêm động lực để phấn đấu phát triển bản thân, các bậc phụ huynh dùng không ít phương pháp để con nỗ lực học tập và rèn luyện hơn.
Tuy nhiên, không ít cha mẹ lại vô tình gây nên những nỗi ám ảnh vô hình mang tên “con nhà người ta”.
Việc so sánh trẻ với những người bạn hay thậm chí so sánh giữa anh chị em trong nhà của cha mẹ không những không có tác dụng mà ngược lại để lại những cái bóng trong tuổi thơ của nhiều người, mãi đến khi lớn lên vẫn không quên được.
Vừa qua, trong chương trình Thiếu niên nói (Youth Talk) của Trung Quốc, một cô bé học sinh Trung học Yuan Jingyi - Nguyên Kim Ý đã mạnh dạn kể lại câu chuyện của mình khi mẹ cô bé cứ liên tục so sánh cô bé với cô bạn thân.
Cụ thể, Kim Ý cho biết mẹ em luôn so sánh với cô bạn thân - một trong nữ sinh nổi trội nhất lớp. Những cuộc trò chuyện hàng ngày giữa mẹ và Kim Ý luôn xoay quanh chuyện “con nhà người ta”.
Cô bé xúc động nói thêm: “Mẹ chưa bao giờ hỏi han tình hình của em, cũng chưa bao giờ công nhận những cố gắng của em. Trong mắt mẹ, sự nỗ lực học tập hay sự nhiệt tình giúp đỡ mọi người của em đều bằng không. Điều mà mẹ quan tâm duy chính là điểm số của em có cao bằng những “con nhà người ta” không!”
Cuối cùng, cô bé nghẹn ngào: “Mẹ ơi, đừng so sánh con với bạn nữa!”.
Đôi khi sự so sánh của cha mẹ chỉ là để động viên con cái, và đôi khi chỉ vô tình, nhưng hầu hết cha mẹ không nhận ra rằng những hành vi so sánh của mình sẽ gây ra những ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
① Khiến trẻ trở nên tự ti
Khi cha mẹ thường xuyên so sánh con cái với những đứa trẻ khác, cha mẹ đang vô tình khẳng định rằng: Con không giỏi bằng những đứa trẻ khác.
Điều này vô tình khiến trẻ ngày càng tự thấy mình kém cỏi. Theo thời gian, con sẽ nghĩ rằng mình thật sự kém cỏi và sẽ tin vào điều đó.
Trẻ sẽ nghĩ rằng tại sao phải cố gắng khi mình sẽ không thành công? Và trẻ sẽ luôn tin rằng mình kém cỏi và thất bại.
② Trẻ sẽ càng càng xa cách cha mẹ và cả những người xung quanh
Khi trẻ bị so sánh và cảm thấy không bằng bạn bè, anh chị ở điểm nào đó nó sẽ làm tăng oán giận không chỉ với bố mẹ mà cả với những người được đem ra so sánh. Nó sẽ làm cho trẻ không thể nào thân thiết và luôn mang cảm giác dè chừng với cha mẹ. Việc cha mẹ luôn mang bé ra so sánh sẽ làm trẻ cảm thấy bực bội và tức giận.
Thực tế, mỗi người có những điểm mạnh khác nhau. Cha mẹ không nên áp đặt con để bằng bạn bằng bè. Thay vì luôn dùng con của người khác để kích thích con mình tiến bộ, cha mẹ nên thường xuyên làm những việc sau.
Hãy động viên trẻ
Sự động viên của cha mẹ là một trong những yếu tố quyết định sự tin tin và mắc độ thành công của con sau này. Nếu cha mẹ cứ luôn đinh ninh " con không thể", thì trẻ sẽ luôn nghĩ như vậy. Trước những việc khó khăn, trẻ sẽ luôn nghĩ mình không thể làm được.
Thay vì vậy, cha mẹ hãy biến "không" và thành “có”. Hãy luôn động viên con rằng "con có thể". Khi trẻ gặp một số trở ngại nhỏ, cha mẹ nên động viên trẻ một cách hợp lý, khuyến khích trẻ dũng cảm đối đầu và vượt qua khó khăn.
Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên lưu ý, đừng quá khuếch đại những thành tích của con để tránh trẻ trở nên tự cao và tự tin quá mức. Khi trẻ đạt được bất cứ điều gì, thay vì chỉ nói “con thật tuyệt vời, cha mẹ cùng con phân tích cụ thể vấn đề và chỉ ra những cái đúng và sai trong suốt quá trình.
Đừng ép thay đổi tính cách của trẻ, hãy để con tự do phát triển
Mỗi đứa trẻ là một cá nhân, có sở thích cũng như sở trường riêng. Có bé có năng khiếu về âm nhạc nhưng lại không giỏi toán, có trẻ lại thích môn tiếng anh nhưng lại ghét thể dục,…
Cha mẹ hãy để trẻ tự do phát huy sở thích cũng như khả năng của bản thân. Hãy để trẻ cảm nhận rằng chúng không cần phải giống bất kỳ đứa trẻ nào, chỉ cần trẻ vui vẻ làm việc trẻ thích là được.