Khi mũi trẻ sơ sinh bị tắc nghẽn, bé sẽ thở khò khè, mệt mỏi, biếng ăn, mất ngủ. Vì vậy mẹ cần biết cách lấy đờm cho bé để giúp bé hô hấp dễ dàng hơn.
Sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn non yếu vì thế khi thời tiết thay đổi bé thường mắc các bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt vào mùa đông, mũi và cổ họng của bé thường có đờm khiến bé khó thở. Tình trạng thở khò khè lâu dài có thể khiến bé biếng ăn, chậm lớn và mất ngủ. Vì vậy việc làm sạch đờm cho bé là vô cùng quan trọng.
Sau đây là hướng dẫn cách làm sạch đờm cho trẻ sơ sinh an toàn từng bước
Bước 1: Mẹ đặt bé nằm nghiêng trên giường. Mẹ có thể cho bé kê đầu trên một chiếc gối nhỏ và dùng tay giữ cố định đầu bé để tránh làm tổn thương bé khi lấy đờm.
Nước muối sinh lý giúp làm lỏng đờm trong mũi bé. (Ảnh minh họa)
Bước 2: Mẹ nhỏ từ 2 đến 3 giọt nước muối sinh lý vào từng bên mũi bé để làm lỏng chất nhầy và làm ẩm niêm mạc mũi. Việc này sẽ giúp mũi bé không bị tổn thương. Mẹ không dùng nước muối sinh lí rửa mũi cho bé quá 4 này liên tiếp vì sẽ làm khô mũi và miệng bé.
Bước 3: Mẹ dùng khăn xô mềm để lau sạch nước mũi và dịch nhầy phun ra.
Bước 4: Sau khi nhỏ mũi cho bé mẹ chờ khoảng hai dến ba phút để nước muối ngấm vào mũi bé.
Bước 5: Mẹ bóp nhẹ dụng cụ hút mũi để đẩy không khí ra ngoài. Giữ nguyên tay rồi đặt đầu dụng cụ hút mũi vào một bên lỗ mũi của bé. Sau đó mẹ thả tay nhẹ nhàng để hút chất nhầy trong mũi bé.
Nếu bé quấy khóc mẹ nên dừng lại và thử lại sau. Mẹ không nên cho dụng cụ vào quá sâu trong mũi bé.
Bước 6: Trước khi mẹ hút lỗ mũi còn lại thì cần phải làm sạch dụng cụ hút mũi. Mẹ lấy dụng cụ ra ngoài, bóp nhẹ để đẩy chất nhầy ra ngoài. Sao đó làm sạch dụng cụ.
Bước 7: Mẹ hút đờm khỏi lỗ mũi còn lại của bé.
Những lưu ý khi lấy đờm cho trẻ sơ sinh
- Mẹ không lấy đờm cho bé quá 2-3 lần một ngày hoặc nhiều ngày liên tiếp.
- Mẹ cần lấy đờm nhẹ nhàng để không làm tổn thương mũi bé.
- Chọn đúng kích cỡ dụng cũ hút mũi phù hợp với bé.
- Luôn vệ sinh dụng cụ trước và sau khi sử dụng.
Các cách làm sạch đờm khác cho trẻ sơ sinh
Gối đầu giúp bé dễ thở hơn. (Ảnh minh họa)
Gối đầu: Khi bé nằm ngủ mẹ nên kê một chiếc gối nhỏ. Điều này sẽ giúp bé hô hấp dễ dàng hơn.
Xông hơi: Độ ẩm và không khí ấm áp sẽ giúp mũi bé giảm tắc nghẽn. Mẹ có thể cho bé xông hơi trong phòng tắm vài phút.
Làm ẩm không khí: Không khí khô cũng là một nguyên nhân gây ra khô mũi. Nếu bé ở nơi thời tiết hanh khô thì mẹ nên đầu tư máy làm ẩm không khí để giúp mũi bé thông thoáng hơn. Điều này đặc biệt hữu ích trong mùa đông.
Chuyên mục Làm mẹ - Nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về chăm, nuôi và dạy con, các căn bệnh liên quan đến trẻ nhỏ. Mời độc giả gửi những thắc mắc, tâm sự, chia sẻ liên quan đến chủ đề này về địa chỉ lamme@eva.vn để được sẻ chia, nhận tư vấn từ chuyên gia uy tín. Những thắc mắc của quý độc giả về Sức khỏe trẻ em sẽ được các chuyên gia giải đáp vào 15h30 thứ 2, thứ 4 và thứ 6 hàng tuần trên chuyên mục Làm mẹ - Eva.vn. |