Trở về quê sau 6 tháng lên thành phố thăm con cháu, bà Hoa gầy sọp người, hàng xóm đều lo lắng thúc bà đi khám.
Khi bà Hoa kể chuyện lên thăm con cháu, ngày nào cũng lau chùi mấy tầng nhà khiến bà mệt mỏi đến sút cân mọi người mới ngỡ ngàng.
Bà Lê Thị Hoa (67 tuổi) ở Hưng Yên sinh được một cậu con trai duy nhất tên Thanh. Sau khi tốt nghiệp đại học anh Thanh ở lại lập nghiệp trên thành phố. Chỉ còn mẹ già ở quê nhà, sau ngày kết hôn, anh bận rộn và ít khi về thăm bố mẹ hơn. Khi có con nhỏ, do tiết kiệm chi phí nên anh chị không thuê giúp việc mà tự trông nom con cái, thay nhau dọn dẹp nhà cửa.
Mới trông cháu mấy tháng nay mà sức khỏe đi xuống hẳn, chân tay, xương khớp đau nhức, đêm đặt lưng xuống mà thấy toàn thân mỏi nhừ. Ảnh minh họa
Bà Hoa thấy các con vất vả kiếm tiền lại bận rộn chuyện nhà cửa, trẻ nhỏ. Cứ 3 tháng một lần bà lại bắt xe khách lên thành phố đỡ đần các con. Mỗi đợt lên Hà Nội bà thường ở lại 3 đến 4 tháng, riêng lần gần đây nhất, bà bỏ vườn tược ở quê để lên trông cháu tận nửa năm. Ngày trở về hàng xóm ai cũng tiếc rẻ cho thân già còm cõi chỉ vì đỡ đần con cháu mà gầy rộp của người.
Bà Hoa cho biết, vì thời tiết nóng nên nhà trường cho bọn trẻ nghỉ hè sớm. Lắm hôm thấy thân già còn hơn có con mọn, không lúc nào được ngơi chân ngơi tay. Vợ chồng anh Thanh bận tối ngày với công việc ở công ty nên việc chăm sóc các cháu, một bé 2 tuổi, một bé 4 tuổi, đều do bà Hoa đảm nhiệm.
Mỗi buổi sáng sớm sau khi thức dậy bà tranh thủ đi chợ, sau đó trở về nhà cho các cháu ăn. Tiếp đến là giặt giũ quần áo và lau dọn 3 tầng nhà mà anh chị thuê tính đến nay là 5 năm. Chưa kịp ngơi tay thì bà lại lo cơm nước bữa trưa cho mấy bà cháu ăn.
Trưa ăn uống xong lại lùa bọn trẻ đi ngủ. Làm việc nhà quần quật là vậy nhưng vẫn chưa thấm bằng việc mỗi khi muốn các cháu ngủ, bà đều phải ẵm bồng trên tay chúng mới chịu nhắm mắt, chưa kể những khi thời tiết thay đổi chúng khó ở đâm mè nheo, ưỡn ẹo bắt bà nội bế đi khắp ngõ mới chịu ăn.
Bà Hoa cho hay: "Mới trông cháu mấy tháng nay mà sức khỏe đi xuống hẳn, chân tay, xương khớp đau nhức, đêm đặt lưng xuống mà thấy toàn thân mỏi nhừ. Được ngày chủ nhật thì có mẹ chúng nó hỗ trợ, còn lại ngày thường mình tôi xoay từ a đến z”.
Vì muốn các con yên tâm làm ăn nên không than vãn gì nhưng thực sự cảm thấy quá mệt mỏi. Theo chia sẻ của bà, có nhiều khi cảm cúm mệt lả không muốn đụng tay đụng chân nhưng không dám bảo con dâu nghỉ ở nhà trông con nên bà lại cố làm.
Nhiều hôm muốn thay đổi không khí nên cả gia đình tổ chức đi ăn ở ngoài. Những lúc như vậy, dắt theo 2 đứa trẻ con, từ việc để mắt đến bón đồ ăn cho chúng cũng chỉ một tay bà nội lo liệu. Nhiều hôm cảm thấy khó chịu nên bà thẳng thắn nói: "Đi ăn ở ngoài tưởng được rảnh tay nhưng chăm con vẫn đến tay bà nội thì khổ hơn ở nhà nên từ lần đó tôi không đi ăn ngoài quán cùng các con nữa”.
Việc chăm sóc các cháu, một bé 2 tuổi, một bé 4 tuổi, đều do bà Hoa đảm nhiệm. Ảnh minh họa
Có những hôm chứng kiến con dâu thảnh thơi hàng giờ đồng hồ trước gương với váy vóc lụa là, trong khi bản thân mẹ chồng tất bật nội trợ, nấu nướng, các bà giúp việc của hàng xóm góp ý rằng nên hỗ trợ bà những lúc rảnh rỗi, vì dù sao đó vẫn là mẹ chồng của mình, là bà nội của các con không nên hành xử kiểu như ô sin thì được chị con dâu đáp lại rằng: “Tuổi già rồi nên các cụ cần vận động cho khuây khỏa, bà làm là vào con vào cháu chứ đi đâu đâu mà thiệt. Bà cảm thấy mệt thì bả nghỉ tay, có ai dám bắt ép bà đâu!”.
Một số bà nội, bà ngoại còn trẻ sẽ có quan niệm là chơi với cháu chứ không chơi với cháu, có thể hỗ trợ con cái chứ không làm thay. Rất nhiều đôi vợ chồng trẻ bị bệnh ỷ lại, thực ra cả đời vất vả nuôi con, bây giờ đã có gia đình lại giúp đỡ cho gia đình con cái. Con cái thì nghĩ là báo hiếu nhưng thực chất là bóc lột sức lao động của người cao tuổi.
Để bà nội chăm sóc con cái đỡ đần cho hai vợ chồng lo làm ăn là lựa chọn phù hợp của nhiều gia đình nói chung và gia đình anh Thanh nói riêng. Tuy nhiên, các cặp vợ chồng có ông bà hỗ trợ chăm sóc con cái, nhà cửa chỉ nên coi đó là cách giải quyết tình thế và trong một thời gian ngắn bởi việc chăm cháu hoàn toàn rất cực nhọc và là một gánh nặng với người già.
Có một thực tế dễ nhận thấy rằng, việc chăm sóc và dạy trẻ theo kinh nghiệm theo mỗi thời buổi là khác nhau, có những điều ông bà dạy dỗ các cháu sẽ không còn phù hợp với xã hội hiện tại. Mặc khác, thế hệ ông bà đã cả đời vất vả mưu sinh và chăm lo cho con cái mình. Đến tuổi già, ông bà cần được nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe.
Hơn nữa, trẻ không được ở với bố mẹ lúc nhỏ là một thiệt thòi lớn và sẽ ít gắn bó với bố mẹ hơn. Để trẻ phát triển tốt cả thể chất và trí tuệ đó là nghệ thuật kết hợp một cách khéo léo giữa ông bà, bố mẹ và người thân.
Về mặt nguyên tắc, ai cũng cần phải có trách nhiệm làm bố. Bản thân việc này cũng giúp đôi vợ chồng trẻ có thể trưởng thành hơn. Thời gian đầu có khó khăn nhưng chắc chắn sẽ có nhiều trưởng thành hơn.