Mẹ bắt con ngủ trưa suốt 2 năm, kết quả chiều cao mất đi 5cm, bác sĩ mắng té tát

Minh Khuê - Ngày 11/09/2020 12:00 PM (GMT+7)

Người mẹ vô cùng hoang mang không hiểu vì sao.

Chiều cao của trẻ là vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm hàng đầu. Một số cha mẹ sẽ làm mọi cách để giúp con cao hơn, chẳng hạn như bổ sung canxi, rèn con ngủ trưa và nhiều biện pháp khác. Nhưng cha mẹ không biết rằng không phải cách làm nào của mình cũng đúng, đôi khi nó còn gây hại cho con mình. Dưới đây là câu chuyện đau lòng của một người mẹ chỉ vì thiếu kiến thức đã gây ra những hậu quả không thể cứu vãn cho con mình.

Cô Điền có một cậu con trai rất nghịch ngợm. Cậu bé càng lớn càng không nghe lời, hay chống đối. Trong khi con cái nhà khác đến giờ trưa đều đi ngủ thì cậu bé vẫn loay hoay nghịch ngợm với đủ thứ. Cô đã ca cẩm, la mắng con rất nhiều mà con không chịu ngủ. Cô Điền lo lắng rằng cứ như vậy sẽ ảnh hưởng tới chiều cao của con mình nếu không chịu ngủ trưa.

Sau đó, người mẹ này đã nghĩ ra cách cho con thức khuya, sáng gọi dậy sớm, như vậy đến buổi trưa con sẽ bắt đầu cảm thấy buồn ngủ, sức lực thiếu và sẽ đi ngủ trưa. Cách làm này của cô đúng là có hiệu quả. Lâu ngày các con quen với quy tắc ngủ trưa. Chính vì thế cô càng áp dụng chiêu bắt con thức khuya vào tối hôm trước, dậy sớm vào sáng hôm sau để buổi trưa con có thể ngủ ngon lành.

Mẹ bắt con ngủ trưa suốt 2 năm, kết quả chiều cao mất đi 5cm, bác sĩ mắng té tát - 1

Người mẹ nghĩ ra cách cho con thức khuya, sáng gọi dậy sớm, như vậy đến buổi trưa con sẽ bắt đầu cảm thấy buồn ngủ, sức lực thiếu và sẽ đi ngủ trưa. Lâu ngày các con quen với quy tắc ngủ trưa (Ảnh minh họa)

Nhưng thật không ngờ rằng, sau 2 năm, cô Điền phát hiện ra con mình thấp hơn bạn bè đồng trang lứa rất nhiều. Cô vội vàng đưa con đến bệnh viện để khám. Bác sĩ chỉ ra rằng: “Giấc ngủ trưa là để trẻ có năng lượng học tập, vui chơi tốt hơn chứ không làm ảnh hưởng đến sự thay đổi chiều cao. Chỉ khi trẻ đảm bảo giấc ngủ sâu vào ban đêm, trẻ mới tiết ra hormone tăng trưởng để thúc đẩy chiều cao mà thôi”.

Sau câu trả lời của bác sĩ, cuối cùng, người mẹ ấy cũng nhận ra được sai lầm của mình ở đâu và vô cùng hối hận về hậu quả mà mình đã gây ra từ một phương pháp nuôi con không khoa học.

Sự phát triển của mỗi đứa trẻ là khác nhau, nếu trẻ có thể vui vẻ, nhiều năng lượng mà không cần ngủ trưa thì bố mẹ cũng không nên quá chú trọng việc ngủ trưa. Cha mẹ phải chú ý đến hậu quả của việc can thiệp thái quá tới giấc ngủ của trẻ vì những lý do sau:

Ảnh hưởng đến sự thích nghi não bộ của trẻ

Mỗi đứa trẻ đều có cách phát triển của riêng mình, việc cha mẹ can thiệp không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của đồng hồ sinh học của trẻ, và ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của não bộ.

Joe McNamara thuộc Đại học Florida, Hoa Kỳ đã thực hiện một nghiên cứu nhằm khám phá hậu quả của việc can thiệp vào giấc ngủ của trẻ.

Mẹ bắt con ngủ trưa suốt 2 năm, kết quả chiều cao mất đi 5cm, bác sĩ mắng té tát - 2

Sự phát triển của mỗi đứa trẻ là khác nhau, nếu trẻ có thể vui vẻ, nhiều năng lượng mà không cần ngủ trưa thì bố mẹ cũng không nên quá chú trọng việc ngủ trưa. (Ảnh minh họa)

Ông tìm kiếm ngẫu nhiên 30 đứa trẻ 4 tuổi để kiểm tra, chia những đứa trẻ này thành hai nhóm và yêu cầu một nhóm ngủ trưa đều đặn trong khi nhóm còn lại không can thiệp quá nhiều để quan sát hoạt động của những đứa trẻ này.

Theo kết quả của cuộc nghiên cứu, những trẻ trẻ bị ép đi ngủ trưa có khả năng phản ứng chậm hơn, hoạt động kém hơn khi ngủ trưa quá lâu; những trẻ không được can thiệp có khả năng phản ứng và phản ứng mạnh hơn các nhóm còn lại.

Do đó, Joe McNamara đã đi đến kết luận: “Ngủ trưa không chỉ làm suy yếu hoạt động não bộ của họ mà còn cản trở khả năng thích ứng của não bộ, và đây là tác động đến hiệu quả hoạt động trí óc của họ.

Ảnh hưởng đến tâm trạng của trẻ

Khi bố mẹ ép con ngủ trưa rất dễ dẫn đến tình trạng trẻ đi ngủ với sự hậm hực, khó chịu.  Đồng thời, nó cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ vào ban đêm, tâm trạng lo lắng sẽ xuất hiện. Một số học giả từng nói: “Buồn bã, lo lắng và bi quan khiến cơ thể con người suy nhược và ốm yếu”. Vì vậy, cha mẹ đừng bao giờ ép con ngủ trưa vì sức khỏe của con mình nhé!

Hai đứa trẻ, một ngủ trưa và một không ngủ, vào tiểu học khác biệt rõ ràng
Ngủ trưa tưởng chừng như là việc đơn giản nhưng có thể ảnh hưởng đến não bộ sau này.
Theo Minh Khuê (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Cách tăng chiều cao cho trẻ