Những tranh cãi về việc làm đẹp giữa mẹ và con gái tuổi mới lớn là điều mà rất nhiều bà mẹ gặp phải. Mới đây, mẹ bé Nhật Nam mách nước cho cách bà mẹ một chiêu hữu ích - lạt mềm buộc chặt.
Bước vào tuổi dậy thì, con cái bắt đầu có những biến động về tâm sinh lý. Rất nhiều ông bố bà mẹ bắt đầu lo lắng khi có cảm giác bị đẩy ra ngoài cuộc sống của chúng. Mối quan hệ bạn bè với bạn cùng giới, bạn khác giới trở nên quan trọng. Ngoài ra, ở độ tuổi này, cái tôi của các con lớn dần lên - muốn chứng tỏ mình đã lớn. Cấm không được, cản không xong, việc con gái bước sang tuổi dậy thì là vấn đề nhức nhối của bao bậc làm cha làm mẹ khi không biết xử trí ra sao.
Mới đây, chị Phan Hồ Điệp - mẹ của bé Nhật Nam, đã chia sẻ một câu chuyện rất đời thường về xung đột giữa mẹ và con gái. Tuổi mới lớn, cô bé thích làm đẹp và duyên dáng bằng một màu sơn móng tay hợp mốt. Thế nhưng, bất đồng quan điểm giữa thế hệ trước và thế hệ sau khiến mối quan hệ giữa mẹ con trở nên căng thẳng. Vậy bà mẹ phải giải quyết ra sao để không chạm đến "cái tôi" của con mà vẫn trong phạm vi chấp nhận được của mình.
Dưới đây là toàn bộ chia sẻ của chị Phan Hồ Điệp trên trang cá nhân của mình.
Chuyện của cái ngón út Cô con gái vừa bước vào tuổi “teen”. Đã bắt đầu muốn bước ra khỏi “thế giới mẹ”. Một hôm về, bạn ấy tuyên bố: - Mẹ, con muốn sơn móng tay màu tím mẹ ạ. Trường con các thầy cô không cấm. Bà mẹ ban đầu nói mềm mại: - Không nên con ạ, tuổi con đi học sơn móng tay kì lắm. - Không, con thấy thế là bình thường. Các bạn con đều sơn móng tay cả. Mẹ bắt đầu nghiêm giọng hơn: - Thôi, tùy con, nhưng con sơn màu khác, đừng có sơn màu tím. - Màu tím thì sao hả mẹ? Màu tím đẹp mà. - Không, mẹ đã nói không là không! - Nhưng tại sao? - Mẹ nghĩ là con nên sơn những màu nhạt cho phù hợp với tuổi của con. Con gái chìa ra cuốn tạp chí có ảnh mấy bạn cùng tuổi sơn móng tay màu tím: - Đây, mẹ xem này, móng tay màu tím có sao đâu. Rồi đứng dậy bỏ vào phòng, ấm ức, giận dỗi. Bà mẹ ngồi lại phòng. Lòng buồn tênh. Có chút gì như hẫng hụt. Rồi bà mẹ nhìn vào mấy cuốn tạp chí. Ừ, nhìn màu tím thấy cũng dễ chịu. Rồi sáng hôm sau, khi con tỉnh dậy, vừa đưa tay ra vươn vai, tự nhiên thấy ngón út lấp lánh... màu tím. Mẹ đang ở ngoài nhà nói vọng vào: - Con thấy cái móng tay út màu tím thế nào? Mẹ nhớ cái ngón út đó đợt trước bị cửa dập vào đúng không con. Mẹ cầm đến mà vẫn thương nó. Con gái ngượng nghịu: - Vâng, để một lát ra ngoài sáng hơn, con với mẹ xem màu này có hợp không nhé. Rồi đến lúc ra ngoài, mẹ vờ quên việc nhìn vào cái ngón tay màu tím. Con chào mẹ đi học, mặt tươi ngần. Câu chuyện nhỏ và hai mẹ con đều đáng yêu. Bạn nhỏ, đúng tâm lí của bạn tuổi “teen”, rất muốn làm dáng, muốn khẳng định “cái tôi” của mình một cách quyết liệt lại còn thêm cả dẫn chứng. Và bạn cũng rất biết lặng lẽ cảm nhận tình yêu của mẹ. Bà mẹ cũng rất điển hình kiểu “rất mẹ”: Ban đầu muốn áp đặt con theo cách nghĩ mà mình cho là đúng. Nhưng rồi, bà mẹ đã tự sơn cho con... cái ngón út. Bà mẹ cũng chẳng nhắc nhiều đến việc đó, chỉ nhắc về việc con đã dập cửa vào tay. Mẹ muốn truyền đến con thông điệp: "Cơ thể của con là quan trọng lắm, mẹ và con cùng nâng niu, dù chỉ là cái móng tay." Sau rốt, mẹ vờ quên. Để vẫn ủng hộ con nhưng không bị cảm giác “thua cuộc”, cảm giác mình đã phá bỏ nguyên tắc. Đôi khi, bạn nới lòng dây ra một chút, bạn lại dễ buộc hơn. “Lạt mềm buộc chặt”. Bạn có nghĩ như vậy không? |
Sinh con gái hôm rằm: Trẻ vừa khó nuôi, sau lại đanh đá? Tuyệt chiêu nuôi con gái chuẩn hot girl ngay từ khi còn bé 4 bài học mẹ nào có con vào lớp 1 cũng nên học mẹ Nhật Nam |