Đi học ở Nhật, ông bố Việt "xót ruột" khi hiệu trưởng yêu cầu để con đi bộ đến lớp

Ngày 07/08/2019 19:00 PM (GMT+7)

Vụ việc cháu bé tử vong do bị bỏ quên trên xe bus là một tai nạn nghiêm trọng và đau xót. Tuy nhiên, hãy biến nỗi đau này thành động lực để hướng tới một tương lai an toàn hơn dành cho con trẻ.

Tại sao học sinh tiểu học Nhật phải tự đi bộ tới trường?

Cách đây khoảng 2 năm, mạng xã hội Việt Nam từng chia sẻ rầm rộ một đoạn video ghi lại cảnh một bà mẹ Nhật Bản tiễn cô con gái mới ngày đầu tiên bước vào lớp 1 đi học. Bất chấp con gái nhõng nhẽo, khóc lóc đòi mẹ cùng đi tới trường, bà mẹ Nhật vẫn nuốt sự yêu thương vào tim, động viên cô con gái nhỏ phải độc lập đi bộ tới trường.

Xem video: Mẹ Nhật động viên con tự đi học một mình trong ngày đầu tiên.

Các góc máy quay quá chuyên nghiệp khiến nhiều người cảm thấy có quá nhiều yếu tố “diễn” trong đoạn video. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là những hình ảnh có thật trong cuộc sống của người Nhật.

Ở Nhật, trong bán kính tầm 1 km quanh các khu dân cư luôn có ít nhất 1 trường tiểu học. Cự ly gần tạo điều kiện để học sinh tự đi bộ đi học. Bố mẹ không đưa đón, nhà trường cũng không bố trí xe đưa rước các cháu.

Đi học ở Nhật, ông bố Việt amp;#34;xót ruộtamp;#34; khi hiệu trưởng yêu cầu để con đi bộ đến lớp - 1

Thời mới sang Nhật, gia đình tôi sống tại khu ký túc xá của đại học Kyushu (Fukuoka). Vì không phải là khu dân cư nên trường tiểu học gần nhất cách nơi tôi ở tới… 3km. Ngày đầu tiên đưa con gái tới trường làm các thủ tục nhập học, gia đình tôi đã được thầy hiệu phó căn dặn phải để 2 cô con gái tự đi bộ tới trường. Không ngồi sau xe đạp, xe máy, không đi xe bus. Đi bộ là điều bắt buộc.

Thời đó là mùa Đông. Nhiệt độ trung bình chỉ dao động từ 1-5 độ. Cái rét cắt da cắt thịt cộng quãng đường đi bộ lên tới 3km đối với 2 cô bé đến từ Việt Nam – nơi chúng được đưa rước đi học mỗi ngày – là một thách thức, thậm chí là nỗi sợ hãi.

Tuy nhiên, vượt qua một tuần đầu chật vật, mệt mỏi, rốt cuộc chúng cũng tự đi học mỗi ngày. Hành trình tới trường trở thành một niềm vui khi lũ trẻ gặp các bạn học. Chúng tự ý thức được việc phải căn chỉnh thời gian sao cho chính xác, phải tự che mưa che nắng, tự đối phó với những bất trắc tiềm tàng trên đường.

Tất nhiên, đi bộ cũng có những nguy cơ. Vậy nên người Nhật mới tạo ra một loạt những hệ thống biển báo cắm xung quanh các khu trường học. Các biển báo hiển thị rõ những khu vực hay có trẻ em đi bộ đến trường, đề nghị các phương tiện chú ý quan sát và nhường đường.

Đi học ở Nhật, ông bố Việt amp;#34;xót ruộtamp;#34; khi hiệu trưởng yêu cầu để con đi bộ đến lớp - 2

Đi học ở Nhật, ông bố Việt amp;#34;xót ruộtamp;#34; khi hiệu trưởng yêu cầu để con đi bộ đến lớp - 3

Ngoài hệ thống biển báo, học sinh Nhật còn được dạy kỹ năng tự vệ và tìm chỗ trốn khi có điều bất trắc xảy ra. Trên hành trình tự đi bộ của trẻ, thi thoảng chúng ta sẽ bắt gặp những cửa hàng hoặc nhà dân gắn tấm biển “kodomo hyaku-tou-ban”. Đây là những nơi mà trẻ em có thể chạy vào để trú ẩn chờ đến khi cảnh sát có mặt nếu chẳng may gặp nguy hiểm.

Trên đường đi, trẻ con được dạy phải chào hỏi người lớn, phải cúi đầu cảm ơn nếu được nhường đường hoặc nhận sự giúp đỡ. Vậy nên nếu bạn là một du khách sang Nhật du lịch, đừng bất ngờ nếu được trẻ em chào “Konichiwa” trên đường chúng đi học.

Ngoài ra, người Nhật còn tạo ra một đội ngũ Patrol chuyên đứng ở các ngã tư đảm bảo an toàn cho học sinh qua đường. Các Patrol thường đứng từ 2-3 người ở các ngã tư. Họ chặn xe, phất cờ chỉ cho học sinh qua đường hết mới cho xe đi tiếp.

Đi học ở Nhật, ông bố Việt amp;#34;xót ruộtamp;#34; khi hiệu trưởng yêu cầu để con đi bộ đến lớp - 4

Có một lần tôi tận mắt chứng kiến cảnh: chuông vào lớp đã reo, 3 vị Patrol rút lui khỏi ngã tư thì phát hiện từ đằng xa vẫn còn một bé đang chạy tới. Họ lập tức gọi nhau chạy ngược lại ngã tư, chặn xe từ rất sớm để cậu bé này chạy nốt qua ngã tư mới rút quân.

Việc tự đi bộ tới trường giúp trẻ em Nhật Bản rèn luyện được rất nhiều kỹ năng trong cuộc sống. Thể lực và sức bền của chúng được cải thiện rõ rệt so với thời mẫu giáo. Các kỹ năng đối phó với bất trắc được ý thức rất rõ và trở thành một hành vi bản năng trong quá trình trưởng thành.

Chúng ta học được gì?

Vụ học sinh trường Gateway tử vong do bị bỏ quên trên school bus là một sự việc đau lòng. Sẽ có những người phải đứng ra chịu trách nhiệm; sẽ có những đoàn kiểm tra viếng thăm ngôi trường tự gắn cái danh “quốc tế” mang tên Gateway; sẽ có rất nhiều bài viết thể hiện lòng cảm thông, chia sẻ nỗi đau của gia đình; sẽ có cả những sự ám ảnh.

Tuy nhiên, liệu sau khi thời gian trôi đi, điều gì sẽ thay đổi?

Từ khía cạnh của phụ huynh, rõ ràng là chúng ta không thể kỳ vọng vào hệ thống giáo dục nước ta thay đổi 180 độ. Tuy nhiên, từ câu chuyện của người Nhật, chúng ta hoàn toàn có thể dạy cho con em mình các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.

Có một nghịch lý ở Việt Nam: Nhiều trẻ em có thể đọc thông viết thạo, tiếng Anh, tiếng Nhật nói trôi chảy, làm toán, viết văn thành thạo… nhưng lại không biết buộc dây giày, không biết tự xúc cơm, không biết chạy vào xin trú mưa, không biết phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ đâu trong hoàn cảnh ngặt nghèo.

Nhiều bậc phụ huynh sớm nhồi vào đầu con trẻ tư tưởng phải trở thành một thiên tài. Chúng được học rất nhiều điều cao siêu từ tấm bé, nhưng những phép tắc, kỹ năng thông thường của một đứa trẻ lại vô cùng yếu kém.

Đi học ở Nhật, ông bố Việt amp;#34;xót ruộtamp;#34; khi hiệu trưởng yêu cầu để con đi bộ đến lớp - 5

Ở Nhật, đừng bất ngờ khi thấy một học sinh lớp 1 có thể tự thu gọn chiếc ô nhét vào túi nylon, tự buộc dây giày, tự vệ sinh bồn cầu nếu dây bẩn, tự chuẩn bị một bữa sáng đơn giản với bánh mỳ kẹp phô mai, tự chạy tới cầu cứu người lớn và đọc rất rõ ràng số điện thoại hoặc địa chỉ nhà mình nếu chẳng may lạc bố mẹ.

Trẻ em sẽ sinh tồn và trưởng thành nhờ các kỹ năng mềm chứ không phải nhờ khối lượng kiến thức được nhồi vào đầu. Hãy tập cho con bạn kỹ năng sinh tồn ngay từ hôm nay trước khi chờ đợi xã hội thay đổi.

Thạch Long là một nhà báo có 13 năm kinh nghiệm. Anh hiện đang sống tại thành phố Fukuoka (Nhật Bản) cùng gia đình và 2 cô con gái đều đang học tại trường tiểu học Hakata. 

Gia đình Thạch Long mới chuyển qua Nhật được 1 năm nhưng trước đó, anh đã từng nhiều lần chọn Nhật Bản là điểm dừng chân cho những chuyến du lịch dài ngày.

Bị bỏ quên trên xe, bé 10 tuổi Hà Nội sống sót và 9 giờ tìm đường về nhà
Con trai chị Ngọc Ngà ngủ quên nên bị nhốt trên xe. May sao bé tỉnh giấc kịp thời và bình tĩnh tìm cách thoát nạn.
Thạch Long - PV từ Nhật bản
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Học sinh trường Gateway tử vong