Là giảng viên đại học ở London, mặc dù rất bận rộn nhưng con 5 tháng tuổi chị đã mua sách đọc cho con nghe.
Chị T.A hiện tại là giảng viên trường Đại học Greenwich (London, Vương quốc Anh). Mặc dù rất bận rộn nhưng chị vẫn dành thời gian đọc sách, đưa con đi mua sách mỗi tuần. Chị cùng ông xã luôn phân chia công việc để dạy con: bố đảm nhiệm rèn con tự lập trong cách ăn ở, sinh hoạt. Còn chị tập trung vào việc dạy P.D đọc sách, và nghe nhạc…
Nhờ cách chăm con khoa học ấy mà bé P.D, con gái chị giờ mới 2 tuổi nhưng rất thích sách, đặc biệt có tính tự lập cao. Bí quyết của mẹ Việt ở Anh rèn con sẽ khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Đọc sách cho con nghe từ 5 tháng tuổi
Nơi chị sinh sống và làm việc là Luân Đôn, một trong những thành phố nổi tiếng nhất thế giới cả về du lịch và nền văn hóa. Khi đến nước Anh, ấn tượng với chị nhất vẫn là những bảo tàng và thư viện dành cho trẻ nhỏ. Bảo tàng nơi đây thân thiện và giúp trẻ có cách tiệm cận sách vở, tranh ảnh dễ dàng. Đây cũng là nơi chị đưa con đến vào cuối tuần, dù bận rộn đến thế nào.
Khi sinh bé P.D được 5 tháng, chị bắt đầu mua sách và ngồi đọc cho con. Với chị, những cuốn sách đầu tiên khi đọc cho con nghe rất quan trọng. Về hình thức, bé 5 tháng tuổi nên thích thú khi nhìn những thứ mới lạ, màu sắc bắt mắt xung quanh. Chị mua những cuốn sách như vậy có trang trí hình ảnh và đa màu sắc. Chị chọn những chủ đề gần gũi với cuộc sống hàng ngày như: sách, truyện viết về bố mẹ. Theo chị, những chủ đề đó bé nhớ nhanh hơn và thích hơn.
Chị giúp con nhớ truyện bằng cách: nhắc đi nhắc lại nhiều lần một câu chuyện và cố gắng truyền cảm hơn trong giọng đọc. Hàng ngày, vào mỗi buổi sáng sau khi cho con ăn, chị lại dành thời gian bên con để đọc truyện cho bé nghe. Tối đến, trước khi đi ngủ chị cũng tranh thủ đọc 1 lượt và chỉ hình nhân vật giúp con nhận diện hình ảnh.
Dù bận rộn thế nào, cuối tuần chị vẫn cho con đến hiệu sách hoặc thư viện
2 tuổi, bé đã nhận diện được hình ảnh các con vật và miêu tả bằng tiếng thứ ngôn ngữ "ít ỏi" của mình khi nhìn vào sách
Thời gian đầu, bé P.D không chịu lắng nghe, không chịu nằm yên thậm chí đóng sách và xé giấy.. .nhưng sau 1 tháng liên tục rèn con kiên trì, bé thích thú hơn và đến 6,7 tháng tuổi thì ngoan ngoãn khi được mẹ đọc sách.
Vì con còn quá nhỏ, phải đọc đi dọc lại nhiều lần nên khoảng10 tháng đổ ra thì chị đọc hết đầy đủ 1 quyển. Bây giờ khi P.D 2 tuổi, P.D có thể tự động chọn sách, tự đòi ra hiệu sách chọn và đọc vào cuối tuần. Bé bi bô không đọc rõ nhưng có khả năng liên tưởng rất giỏi và chọn sách theo hình ảnh.
Chị chia sẻ: “Mình hoặc ông xã sẽ đọc cho con nghe. Ví dụ con thích Dinosaur, con sẽ tìm sách liên quan, chọn và giải thích con nhìn thấy gì rồi bảo mẹ đọc cho con nghe. Đấy là những bài học không chỉ giúp con tiếp cận sách dễ hơn mà còn là cách con tiếp thu nhanh ngôn ngữ. Mình quan trọng nhất là bé yêu đời, vui vẻ, lạc quan và yêu thích tìm hiểu”.
Trẻ nhỏ thường không tập trung lâu vào việc đọc sách, nhiều bà mẹ đặt câu hỏi làm thế nào để 1 đưa trẻ 5 tháng tuổi không cả thèm chóng chán khi đọc sách? Bí quyết của chị là: không mua nhiều sách vì phải lựa chọn những quyển sách vui, thích hợp thì bé mới hứng thú. Sách mua cho con về phải đọc thuộc mới mua tiếp.
Nhiều lúc P.D tự lật sách và nhìn hình rồi miêu tả trong vốn từ hạn hẹp của bé. Như vậy cũng rất tốt rồi. Chị và ông xã luôn hướng tới những điều tuyệt vời nhất cho con nhưng không vì thế mà ép buộc hoặc quá khắt khe. Điều quan trọng phải cho bé tâm lý thoải mái, vui vẻ khi học bất cứ điều gì.
P.D rất thích sách, thường xuyên được mẹ đưa đến thư viện vào cuối tuần. Bé ở thư viện 2,3 tiếng không đòi về
Hiện tại, khi hỏi P.D thích đi đâu? Bé phản xạ rất nhanh: “Con muốn đi hiệu sách”. Bé cũng đã biết đường đến hiệu sách gần nhà. Khi đến thì con vui và lật giở sách hứng khởi như người lớn. Con có thể ngồi vài tiếng chơi tại thư viện, hiệu sách không mè nheo hay khóc đòi về.
Theo mẹ T.A, việc chị cho con tiếp xúc với sách từ nhỏ vừa để giúp con phát triển ngôn ngữ, vừa rèn cho con thói quen tham khảo, đọc sách ngay từ nhỏ. Mỗi khi mẹ đọc một câu chuyện cho con nghe, vốn từ của con sẽ được bổ sung thêm rất nhiều. Với chị cách rèn rũa ngôn ngữ và thói quen của chị như 'mưa dầm thấm đất", mỗi ngày bồi dưỡng một chút, khả năng mở rộng ngôn từ của con sẽ nâng cao hơn. Bằng chứng là con phản xạ rất nhanh bằng hình ảnh hoặc câu từ khi mẹ bắt đầu mở sách hoặc ra 1 câu đố vui.
Cho bé nghe bài hát: bé không nhàm chán việc
Chị và chồng mỗi người phụ trách 1 mảng. Ông xã chị hình thành tính cách tự lập cho con như tự uống sữa từ bé, hay ngồi bàn ăn cơm, đánh răng 2 lần/ngày. Còn chị thì tập trung vào việc dạy con học, dạy con đọc sách, nghe nhạc. Ví dụ như: con hay đi nghe nhạc giao hưởng, bé phải học cách ngồi yên, không nói to, biết cách nhìn và tán thưởng âm nhạc. Bố P.D luôn muốn con tự làm hết những việc trong khả năng của con.Tâm lý trẻ con thì thích giúp đỡ người lớn nên cứ khi nào giặt quần áo, phơi quần áo là vợ chồng chị thường gọi P.D ra giúp.
Cho bé nghe bài hát để con không nhàm chán việc là cách chị và ông xã thường làm khi hướng dẫn con làm việc gì đó. Ví dụ từ việc hình thành cho con thói quen đánh răng hàng ngày. Buổi sáng, bé được bố đưa vào phòng tắm và đánh răng, làm vệ sinh cá nhân. Lần đầu tiên, bé nhìn người lớn đánh răng và tò mò làm theo. Sau khi cho con nhìn cách bố mẹ đánh răng, bố hoặc mẹ sẽ hướng dẫn con tỉ mỉ.
Chị kể, chị mất gần 1 tuần đầu tiên để rèn cho con thói quen đánh răng và giúp con yêu thích hoạt động ấy. Chị mua bàn chải riêng cho bé và bật bài hát đánh răng, bé thích rồi dần dần chủ động tự đánh cùng bố mẹ. Khi bé quen thì không dùng nhạc nữa. Tất cả những việc khác dạy con, chị cũng làm theo phương pháp ấy. Chọn bài hát quen thuộc với tâm lý vui vẻ, không gượng ép, nạt quát con sẽ tự thích thú.
Chị và chồng mỗi người phụ trách 1 mảng. Ông xã chị hình thành tính cách tự lập cho con như tự uống sữa từ bé, hay ngồi bàn ăn cơm, đánh răng 2 lần/ngày. Còn chị thì tập trung vào việc dạy con học, dạy con đọc sách, nghe nhạc. Ví dụ như: con hay đi nghe nhạc giao hưởng, bé phải học cách ngồi yên, không nói to, biết cách nhìn và tán thưởng âm nhạc. Bố P.D luôn muốn con tự làm hết những việc trong khả năng của con.Tâm lý trẻ con thì thích giúp đỡ người lớn nên cứ khi nào giặt quần áo, phơi quần áo là vợ chồng chị thường gọi P.D ra giúp.
"Quan trong nhất với mình vẫn là cách hình thành thói quen cho con. Từ những việc đơn giản như: sáng dậy đánh răng, thay quần áo đi học mẫu giáo, ăn sáng và chào bố mẹ trước khi ra khỏi nhà. Tối thì uống sữa, đánh răng, đi tắm và đọc sách rồi đắp chăn đi ngủ. Thói quen hình thành con người, thói quen tốt sẽ tạo ra một con người chuẩn mực. Mình hy vọng cách mình và ông xã giáo dục con sẽ hướng cho con có nhân cách tốt và có tình yêu với sách báo từ ngay từ nhỏ", chị chia sẻ.