Nếu bạn đang nuôi con theo phương pháp để con khóc chán rồi tự nín, thì hoàn toàn sai lầm và đang dần làm mất hết những kĩ năng của bé.
Từ năm 1880, ngành y học thế giới phát hiện ra rằng, vi khuẩn có một mối liên quan và dường như là tác nhân gây bệnh truyền nhiễm cho con người. Vì thế, các nhà y học tin rằng, càng ít chạm vào trẻ nhỏ càng hạn chế sự truyền nhiễm, bé sẽ khỏe mạnh hơn.
Cũng kể từ đó, khái niệm Cry it out - để con khóc chán rồi tự nín chính là phương pháp nuôi dạy được một số bậc phụ huynh lựa chọn.
Vào đầu thế kỉ 20 trong cuộc phản biện với các nhà tâm lí học khác, John Watson (1928) đã xây dựng học thuyết cảnh báo rằng quá nhiều tình thương sẽ có tác hại tiêu cực đến trẻ. Bố mẹ càng quan tâm đến con cái càng khiến cho chúng trở nên bị phụ thuộc và thất bại trong cuộc sống.
Thậm chí, trong một cuốn sách còn nêu rằng “người mẹ phải giữ cho trẻ yên lặng, ngồi im không nghịch ngợm” và “không cần bế con nếu tay quá mỏi” vì “trẻ nhỏ không được phép gây phiền toái cho người lớn”. Trẻ dưới 6 tháng tuổi phải “ngồi im trong nôi”.
Tuy nhiên, học thuyết này hoàn toàn không có chứng cứ đủ thuyết phục và thực tế cho thấy rằng thiếu thốn tình yêu thương của cha mẹ có tác động tiêu cực rất lớn đến trẻ nhỏ.
Với những chứng cứ khoa học rõ ràng từ thần kinh học đã khẳng định rằng quan niệm trước đó của các nhà khoa học hoàn toàn sai. Bỏ mặc bé khóc chính là cách khiến chúng ngày càng kém thông minh, thường xuyên lo lắng và tỏ ra bất hợp tác, xa lánh người thân. Tác hại này còn ảnh hưởng về lâu dài.
Theo kết luận dựa trên nghiên cứu của Hewlett & Lamb vào 2005, tiến sỹ y khoa Darcia Narvaez khẳng định: “Việc thúc ép trẻ nhỏ tự lập càng khiến trẻ ỷ lại. Vì thế hãy đáp ứng nhu cầu của của con để trở thành người tự lập trong tương lai”.
Tiến sĩ y khoa hàng đầu Darcia Narvaez phân tích vấn đề này như sau, đáp ứng nhu cầu của đứa trẻ trước khi chúng cảm thấy chán nản hay dỗ trước khi để con khóc to hơn chính là cách mà những bố mẹ có con tự lập và thành đạt thường làm. Bởi khi sự chán nản và uất ức ở trẻ đã dâng cao, biểu thị bằng tiếng khóc to thì càng khó khiến bé trở nên bình tĩnh lúc này.
Thực tế cho thấy có rất nhiều bé khóc to, khóc chán mà không được bố mẹ dỗ dành sẽ chuyển sang cấp bậc khóc nấc, khóc nghẹn ngào.
Chúng ta nên hiểu rằng, giữa mẹ và bé là một cặp đôi “cộng sinh”, yêu cầu và đáp ứng sao cho đôi bên cùng có lợi. Phải cộng sinh làm cho nhau khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.
Một quan niệm phổ biến vẫn còn tồn tại đến ngày nay đó là một số bố mẹ để con sơ sinh khóc khi chúng đang ở 1 mình, bị cô lập trong một cái nôi. Điều này xuất phát từ sự hiểu lầm trí não của trẻ.
Những nguy hiểm có thể xảy ra nếu mẹ cứ nuôi con theo phương pháp Cry it out:
- Xảy ra rối loạn trong cơ thể: Đối với trẻ sơ sinh, bế ẵm là vô cùng cần thiết. Với trẻ lớn hơn, một cái ôm là rất quan trọng vì nếu không nhận được tình yêu thường từ cha mẹ bằng cách đặc biệt này, tự bản thân cơ thể con sẽ xảy ra những rối loạn nhất định.
- Tinh thần sa sút: Trẻ dùng cử chỉ, điệu bộ để biểu đạt yêu cầu cá nhân. Vì thế một khi chưa được đáp ứng nhu cầu, trẻ sẽ khóc và tinh thần sẽ chỉ ổn định lại sau khi được đáp ứng mong muốn càng sớm càng tốt. Nếu không được đáp ứng nhu cầu, bé cũng sẽ tự nín và về trạng thái ban đầu nhưng tinh thần thì bị ảnh hưởng, bị sa sút. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng rất lớn.
- Không có tính tự lập: Mọi người thường lầm tưởng trẻ tự ngủ sẽ trở nên độc lập hơn. Sự thực là trẻ chỉ có thể lớn lên độc lập nếu khi còn nhỏ, nhu cầu của trẻ được đáp ứng một cách hợp lý.
- Luôn đơn độc, thiếu thốn tình thương: Đừng để con tự dỗ ngủ, ngủ một mình lúc ấu thơ. Như thế khi lớn lên trong thẳm sâu sẽ luôn đói tình thương và luôn cảm thấy bất an. Ngoài ra, việc để con tự ngủ, sự liên kết tế bào thần kinh bị hủy hoại.
- Mất khả năng học giao tiếp: Khi trẻ khóc và mong muốn sự dỗ dành từ cha mẹ tức là lúc này nhu cầu giao tiếp cũng đang được hình thành. Nếu mẹ ngó lơ con tức là mẹ đang dần làm mất khả năng học giao tiếp của trẻ. Với những lần sau, trẻ sẽ thấy tiếng khóc của mình vô nghĩa và đó không còn là cách giao tiếp hiệu quả nữa.