Có những hành động thường ngày của bố mẹ tưởng chừng vô hại nhưng lại có thể làm giảm trí thông minh của trẻ.
Cha mẹ nào cũng mong muốn con cái mình lớn lên giỏi giang, thành đạt. Ngay từ những năm tháng đầu đời, các bậc phụ huynh luôn cố gắng rèn luyện để giúp trẻ thông minh hơn. Tuy nhiên, không chỉ cần chú ý đến các hoạt động và trò chơi kích thích trí não của trẻ mà trên thực tế cha mẹ cần tránh những sai lầm để không làm "thui chột" trẻ.
Hành động đánh vào mông thường xuyên gây ra những chấn thương tinh thần lâu dài cho trẻ. Qua đó, trẻ có thể bị suy giảm khả năng nhận thức, gặp nhiều căng thẳng, áp lực khi phải xử lí những tình huống khó khăn.
Phương pháp “để mặc con khóc” có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn ở não bộ trẻ sơ sinh. Trẻ không được dỗ dành thường xuyên và kịp thời khi khóc quấy sẽ có xu hướng trơ lì cảm xúc khi đối mặt với những áp lực, mất cảm giác tin tưởng.
Từ trường của các thiết bị điện tử có thể gây ảnh hưởng xấu đối với các tế bào não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Cha mẹ không nên cho trẻ em dưới 15 tuổi sử dụng, thậm chí là cầm điện thoại. Đặc biệt, nếu mẹ sạc điện thoại ở gần nơi bé nằm, thì bức xạ cao gấp 1000 lần bình thường. Trẻ trên 15 tháng tuổi chỉ nên cho nghịch từ 1-2 tiếng.
Ít ai ngờ rằng hút thuốc lá thụ động còn hại hơn hút thuốc trực tiếp nhiều lần. Tiếp xúc với khói thuốc trong một thời gian dài sẽ khiến não bộ của trẻ bị tổn thương, suy giảm chức năng tiếp nhận và lan truyền, kết nối thông tin của các tế bào.
Mắng mỏ, phàn nàn, chì chiết,... khiến trẻ dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, sợ hãi. IQ của trẻ qua đó có thể bị sụt giảm đáng kể, ngoài ra còn tăng nguy cơ mắc căn bệnh mất trí nhớ Alzheimer.
Một đứa trẻ luôn bị gò trong khuôn khổ sẽ không bao giờ học được cách tư duy sáng tạo, phá vỡ lối mòn. Khi trẻ nghịch bẩn xới đất, hay tháo dỡ tung đồ chơi là lúc chúng đang học hỏi từ thế giới xung quanh.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng những trẻ không được tham dự lớp mẫu giáo thường xuyên khi lớn lên có kết quả làm bài kiểm tra IQ thấp hơn hẳn 7 điểm so với các bạn khác. Trẻ đi mẫu giáo không chỉ học được những kiến thức khoa giáo mà các bé còn được phát triển ngôn ngữ, có nhiều cơ hội va chạm, giao tiếp và xử lí các tình huống.
Trẻ được ăn những bữa sáng đầy đủ dưỡng chất sẽ tập trung hơn, có nhiều năng lượng và tinh thần thoải mái để làm việc cả ngày và đạt kết quả cao hơn trong học tập.
Tương tác thường xuyên là cách hiệu quả để bồi đắp vốn từ ngữ, phát triển khả năng giao tiếp, ngôn ngữ của trẻ và kích thích hình thành các liên kết nơ-ron thần kinh trong não bộ của trẻ.