Những thực phẩm giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ mà mẹ chưa biết

Ngày 03/08/2017 16:00 PM (GMT+7)

Khi bị rối loạn tiêu hóa, bữa ăn của trẻ phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất: chất đạm, chất bột đường, chất béo và các loại vitamin, khoáng chất.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa là hiện tượng co thắt cơ vòng ở hệ tiêu hóa gây ra những thay đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn. Trong trường hợp này không được chữa trị kịp thời có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch đồng thời phát triển chậm cả về thể chất và trí não.

Những thực phẩm giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ mà mẹ chưa biết - 1

Những thực phẩm giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ mà mẹ chưa biết - 2

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Khi bị rối loạn tiêu hóa, bữa ăn của trẻ phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất: chất đạm, chất bột đường, chất béo và các loại vitamin, khoáng chất. Chế độ ăn uống của trẻ phải đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Sau đây là một số thực phẩm các mẹ nên cho trẻ ăn khi bị rối loạn tiêu hóa:

Những thực phẩm giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ mà mẹ chưa biết - 3

Do hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu nên bên cạnh các thực phẩm trên, các mẹ nên nấu cháo cho bé ăn. Khi ăn cháo, cơ thể trẻ sẽ dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng, dễ dàng tiêu hóa. Sau đây là một số món cháo bổ dưỡng rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ:

1. Cháo hạt sen

Nguyên liệu:

- Hạt sen 100g

- Củ mài 50g

- Quả hồng xiêm non 15g

- Đường phèn 20g

Cách làm: Quả hồng xiêm giã dập cho vào nồi, đổ 250ml nước, đun sôi kỹ, chắt lấy nước, bỏ bã. Hạt sen, củ mài, sấy khô, tán thành bột, cho vào nước hồng xiêm quấy đều, đun trên lửa nhỏ, cháo chín, cho đường phèn, đun tiếp đường tan hết là được. Chia ăn 3 lần trong ngày, lúc đói, lúc cháo nóng và ăn liền trong 2-3 ngày.

2. Cháo rau sam

Nguyên liệu:

- Rau sam 90g

- Búp ổi non 20g

- Quả hồng xiêm non 10g

- Gạo 30g

- Bột gia vị vừa đủ

Cách làm: Tất cả cho vào nồi, đổ 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước, bỏ bã. Gạo xay thành bột cho vào nước rau trên quấy đều, đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho bột gia vị, người bệnh nên ăn ngày 2 lần lúc cháo nóng, khi đói. Ăn liền 2-3 ngày.

3. Cháo cà rốt, ô mai

Những thực phẩm giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ mà mẹ chưa biết - 4

Cháo cà rốt, ô mai rất tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Ảnh minh họa

Nguyên liệu:

-  Cà rốt 50g

- Ô mai mơ 5 quả

- Gạo 50g

Cách làm: Mài cà rốt thành bột, ô mai bóc lấy vỏ giã nhỏ, gạo rang vàng xay thành bột. Tất cả cho vào nồi với 200ml nước, đun trên lửa nhỏ, cháo chín là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, ăn liền 2-3 ngày.

4. Cháo gừng

Nguyên liệu:

- Gừng tươi: 1 nhánh nhỏ tương đương 50g.

- Gạo: 50g

- Các loại gia vị vừa đủ

Cách làm: Gừng gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái chỉ rồi băm nhỏ. Gạo ngâm trước 15-30 phút để cho nở, mềm khi nấu cháo sẽ nhanh chín hơn. Khi cháo chín cho thêm gừng vào nêm nếm gia vị vừa miệng là có thể cho bé ăn, nên cho bé ăn lúc cháo còn nóng. Cho bé ăn hết trong ngày. Kiên trì cho bé ăn vài ba ngày sẽ giúp hết rối loạn tiêu hóa.

5. Cháo vải khô, hạt sen

Những thực phẩm giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ mà mẹ chưa biết - 5

Cháo vải khô, hạt sen giúp khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Nguyên liệu:

Sơn dược: 10g

Hạt sen: 10g

Cùi vải khô: 50g

Gạo: 50g

Cách làm: Các nguyên liệu rửa sạch, sau đó cho vào nồi nấu chung với cháo. Khi cháo chín nhừ, nêm nếm gia vị vừa miệng, rồi cho bé ăn trong ngày. Kiên trì ăn vài ngày bé sẽ êm bụng, cải thiện đáng kể chứng rối loạn tiêu hóa.

6. Cháo gạo lứt, đường đỏ

Nguyên liệu:

Gừng tươi: 20g

Sơn trà: 20g

Đường đỏ: 15g

Củ cải: 15g

Gạo lứt: 250g

Cách làm: Mẹ rửa sạch tất cả các  nguyên liệu, cho vào ninh nhừ cùng cháo, cháo chín nêm nếm gia vị vừa miệng. Nên cho bé ăn hết trong ngày.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kiêng ăn gì?

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ không nên cho trẻ ăn những thực phẩm sau:

- Các loại đồ ăn nhanh khó tiêu như xúc xích, thịt hộp, thịt xông khói, pizza, hambeger, sanwich…

- Đối với trẻ bị tiêu chảy, nên tránh các loại thực phẩm nhiều đường như nước ngọt, kẹo, bánh…

- Đối với các bé bị táo bón, cần tránh các loại thức ăn giàu tinh bột như bắp, đậu và các loại thức ăn giàu chất béo…

Những thực phẩm giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ mà mẹ chưa biết - 6

Chế độ ăn uống của trẻ phải đầy đủ dưỡng chất và phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ. Ảnh minh họa

Lưu ý khi chọn thức ăn cho trẻ

- Lựa chọn những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu hóa.

- Chế biến thức ăn cho trẻ cần đảm bảo vệ sinh, cho trẻ ăn chín, uống sôi.

- Nếu trẻ bị nôn trớ nhiều nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa, ăn ít và không nên ép con ăn.

- Nếu trẻ bị tiêu chảy nên bù nước cho trẻ băng cách cho uống nước điện giải, nước ép trái cây, nước lọc…

- Với trẻ bị táo bón, mẹ nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh và trái cây giàu chất xơ trong khẩu phần ăn của trẻ. Lưu ý, rau nên xay nhỏ và không nên ăn những loại rau già, nhiều chất xơ cứng gây cọ xát thành ruột.

- Bổ sung men vi sinh cho trẻ để cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và giúp con tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Hà Phương (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư vấn sức khỏe trẻ em