Trẻ nhỏ có sở thích mút tay song không phải cha mẹ nào cũng biết được sự thật thú vị về thói quen này.
Khi bé được 3 tháng tuổi, thói quen ngậm - mút tay được xem như “trò chơi” giải trí mang lại niềm vui cho bé, việc ngậm mút tay thường biểu hiện cho nhiều dạng tâm lý khác nhau ở trẻ.
Bé thông minh hơn
Thói quen ngậm tay giúp kích thích các giác quan, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin và phát triển não bộ của trẻ.
Bé thấy thoải mái
Việc ngậm ngón tay được xem là sở thích của trẻ, khi đó chúng cảm thấy vui vẻ, sảng khoái. Thói quen này được xem như “trò chơi” giải trí và ảnh hưởng đến sự phát triển từng ngày của bé.
Trẻ nhỏ thường thích ngậm ngón tay. (Ảnh minh họa)
Bé cần đáp ứng nhu cầu
Ngậm tay là một trong số những biểu hiện của việc bé buồn ngủ, tức giận, sợ hãi đói và muốn được mẹ cho bú. Mút tay cũng làm trẻ cảm giác như đang được ở bên cạnh mẹ.
Những bất lợi khi bé ngậm mút tay
- Khi mọc răng, nướu và lợi thường sưng và ngứa, do đó thói quen ngậm tay có thể khiến bé cắn phải các ngón tay của mình.
- Ngậm tay khiến các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập cơ thể, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Trẻ ngậm ngón tay quá sâu sẽ bị nôn trớ, nhất là sau khi ăn hoặc bú.
Nghiên cứu chỉ ra rằng thói quen ngậm mút tay thời thơ ấu có tác động không nhỏ tới tính cách khi bé trưởng thành. Bé có thể là người hay lo lắng, bạo lực, nhạy cảm, hoài nghi và nhút nhát. (Ảnh minh họa)
Làm gì để bé bỏ thói quen ngậm nút tay?
- Mẹ nên cho con bú đầy đủ để trẻ không bị đói dẫn tới thói quen tìm tay của mình để ngậm mút.
- Nếu thấy bé ngậm mút tay, mẹ hãy chơi và nói chuyện để bé phân tâm và quên hành động đó.
- Mẹ chú ý vệ sinh sạch sẽ, rửa tay thường xuyên và cắt móng tay để tránh việc bé tự làm mình đau.