Ăn dặm BLW là một phương pháp ăn dặm do bé tự quyết định. Trong đó bé sẽ được tự quyền chọn mình muốn ăn gì, ăn bao nhiêu và ăn với tốc độ nào?
1. Ăn dặm BLW là gì?
Định nghĩa ăn dặm BLW lần đầu tiên được hai tác giả Gill Rapley và Tracey Murkett giới thiệu trong cuốn sách: Baby - Led Weaning – Hướng dẫn quan trọng trong việc ăn dặm cho bé.
Bé sẽ tự chọn đồ ăn trong phương pháp ăn dặm BLW. (Ảnh minh họa)
Ăn dặm BLW (ăn dặm tự chỉ huy) là một phương pháp ăn dặm do bé tự quyết định. Trong đó bé sẽ được tự quyền chọn mình muốn ăn gì, ăn bao nhiêu và ăn với tốc độ nào? Giống như ăn dặm truyền thống, ăn dặm BLW thích hợp với bé 6 tháng tuổi trở lên.
2. Mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm BLW như thế nào?
Khi bé đã sẵn sàng để ăn dặm, mẹ cần chọn cho bé một nơi an toàn để ngồi. Ghế ăn riêng của bé hay trong lòng cha mẹ đều có thể được. Điều tiếp theo mẹ cần chọn các loại thực phẩm dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi của con như trái cây, rau củ, phô mai, thịt, trứng luộc và các loại cá. Nên tránh các đồ ăn có đường, muối và đồ ăn nhanh, chế biến sẵn. Không cho bé ăn mật ong cho đến khi đủ 1 tuổi.
Thời gian tốt nhất để bắt đầu là khi cả gia đình đang ăn. Đó là cách tuyệt vời để bé cùng tham gia vào bữa ăn với mọi người trong nhà.
Do khả năng cầm nắm của bé chưa thực sự hoàn thiện vì vậy mẹ nên cắt đồ ăn thành hình que hoặc chọn các loại đồ ăn có sợi lớn để bé dễ dàng cầm.
Các thực phẩm tuyệt vời cho lần ăn dặm BLW đầu tiên của bé bao gồm: Bơ, chuối, khoai lang, táo mềm, cà rốt nấu chín, củ cải đường, đào, lê, mâ, bí ngô, lòng đỏ trứng, thịt lợn hoặc thịt gia cầm.
Lúc đầu, bé có thể chỉ chơi với thức ăn. Bé sẽ lấy thức ăn một cách vụng về và cố gắng mút chúng như đang bú sữa chứ chưa thể ăn được. Vì vậy mẹ cần cho bé uống sữa mẹ hoặc sữa công thức trong thời gian giữa các bữa ăn. Khi bé bắt đầu ăn được thì lượng sữa sẽ giảm dần.
3. Các loại thức ăn cho bé cần tránh
Khi cho bé ăn dặm BLW mẹ cần tránh các loại thực phẩm có nguy cơ gây nghẹt thở cao như: nho, cà chua, quả hạch...
Các loại đồ ăn dễ gây dị ứng như: mật ong, lòng trắng trứng, các loại hạt (đậu phộng), hải sản, cam quýt cũng không nên cho bé ăn. Nếu gia đình có tiền sử dị ứng mẹ cần tìm hiểu kĩ.
Các thực phẩm không lành mạnh và chế biến sẵn như: khoai tay chiên, bỏng ngô, các thực phẩm chứa đường, ngũ cốc ăn sáng, kẹo cao su, kẹo cứng cũng không nên cho bé ăn.
4. Lợi ích của việc ăn dặm BLW
Ăn dặm BLW cho bé cơ hội tự khám phá thực phẩm. Điều này sẽ giúp bé có thể ăn được nhiều loại thức ăn sau này. Các bé ăn dặm theo phương pháp truyền thống sẽ thường không cởi mở với các đồ ăn mới. Trong khi những bé ăn dặm theo phương pháp BLW quen với việc nhai và sự đa dạng của đồ ăn nên sẽ dễ dàng hơn trong việc ăn uống.
Ăn dặm BLW hạn chế tình trạng béo phì. (Ảnh minh họa)
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bé ăn dặm theo kiểu BLW thường có xu hướng tham gia vào bữa ăn gia đình sớm và có khả năng ăn được nhiều món.
Một nghiên cứu khác cho thấy ăn dặm BLW khuyến khích bé lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn, có thể bảo vệ bé khỏi việc béo phì.
5. Nhược điểm của ăn dặm BLW
Ngay cả những bậc cha mẹ ủng hộ phương pháp ăn dặm BLW cũng đồng ý rằng quá trình cho bé ăn dặm có thể rất lộn xộn và bừa bộ. Hầu hết thức ăn của bé đều vương vãi ra sàn và bé thường không ăn nhiều.
Từ 6 tháng tuổi, bé bắt đầu cần chất sắt từ thực phẩm vì sữa mẹ không còn cung cấp đủ. Tuy nhiên nếu ăn dặm theo kiểu BLW, bé có thể gặp khó khăn trong việc nhai đồ ăn như thịt nấu chín, trong khi đó là một nguồn cung cấp chất sắt tốt.
Thức ăn nghiền nhuyễn là cầu nối giữa thực phẩm dạng lỏng và dạng rắn. Mẹ có thể biết được con đã ăn bao nhiêu nếu trực tiếp cho ăn. Khi được sáu tháng bé có thể lấy thức ăn ra khỏi muỗng bằng môi trên thay vì mút thức ăn. Khi được 8 tháng, bé có thể nhai và nuốt thức ăn rắn. Vì vậy lời khuyên của các chuyên gia y tế là mẹ nên kết hợp cả hai phương pháp ăn dặm truyền thông và ăn dặm BLW.
6. Bé có thể mắc nghẹn không?
Mẹ có thể lo lắng về việc bị nghẹn của bé khi cho bé ăn thực phẩm rắn. Những người ủng hộ ăn dặm BLW cho rằng nếu bé ngồi thẳng thì trường hợp này rất hiếm xảy ra.
Thực tế, bé có thể xử lý và kiểm soát lượng thức ăn mình ăn. Vì vậy nguy cơ nghẹt thở rất nhỏ. Tuy nhiên mẹ không bao giờ được để bé ăn một mình. Điều quan trọng nữa là mẹ cần tránh các thực phẩm cứng như táo.
Mẹ cũng nên trang bị các kiến thức cần thiết về cách xử lý khi bé bị mắc nghẹn để có thể cấp cứu kịp thời trong trường hợp đó.
>> XEM TIẾP: Nhật ký 120 ngày cho bé ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy
Chuyên mục Làm mẹ - Nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về chăm, nuôi và dạy con, các căn bệnh liên quan đến trẻ nhỏ. Mời độc giả gửi những thắc mắc, tâm sự, chia sẻ liên quan đến chủ đề này về địa chỉ lamme@eva.vn để được sẻ chia, nhận tư vấn từ chuyên gia. |