Trẻ 4 tháng tuổi: Quá trình phát triển và cách chăm sóc bé

Ngày 23/03/2019 17:17 PM (GMT+7)

Trẻ 4 tháng tuổi đã có thể cử động tay chân nhiều hơn, đầu và cổ cứng hơn, ngủ xuyên đêm và tốc độ tăng trưởng, phát triển rất nhanh. Vậy bé 4 tháng tuổi biết làm gì, phát triển thế nào các bố mẹ hãy xem ngay sau đây!

Trẻ 4 tháng tuổi là giai đoạn phát triển quan trọng với tốc độ được đẩy nhanh. Giai đoạn tháng thứ 4 này các giác quan của trẻ phát triển tinh nhanh hơn so với lúc mới sinh, ngôn ngữ cũng bắt đầu phát triển. Đặc biệt, giai đoạn 4 tháng tuổi ở nhiều trẻ xuất hiện dấu hiệu chuẩn bị mọc răng. Vì vậy, để chăm sóc trẻ tốt hơn, các bố mẹ cần chú ý tới những mốc phát triển của trẻ đồng thời là những vấn đề dinh dưỡng, cách chăm sóc bé 4 tháng tuổi phù hợp nhất.

Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi: Thể chất, các giác quan, cân nặng đều tăng

- Bé 4 tháng tuổi phát triển mạnh về thể chất: Đây là giai đoạn phát triển đột phá về thể chất và chiều cao, cân nặng. Chiều cao và cân nặng của bé cũng thay đổi tích cực, đối với bé trai thường là 63,8cm và 7kg, còn đối với bé gái là 62cm và 6,4kg. Đây là câu trả lời cho thắc mắc trẻ 4 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu của các bố mẹ.

- Trẻ 4 tháng tuổi cứng cáp hơn: Trong giai đoạn này, cơ thể bé đã cứng cáp hơn, tay chân di chuyển linh hoạt và đặc biệt cổ bé đã cứng hơn, với những bé nhanh đã có thể tự bê được cổ khi ngồi. Các ngón tay cử động mạnh mẽ hơn, cầm nắm được đồ vật nhỏ.

- Trẻ được 4 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ: Giai đoạn này bé cũng phát triển ngôn ngữ với những tiếng bập bẹ, bé biết “hóng chuyện”.

- Bé được 4 tháng tuổi cũng đã phát triển thính giác: Bé đã bắt đầu nghe được tiếng mẹ gọi mình và có những phản ứng lại.

- Trẻ được 4 tháng phát triển thị giác mạnh mẽ: Lúc này bé có thể nhìn được khắp phòng, bé cũng bắt đầu biết phân biệt các màu sắc, phân biệt được sự khác nhau của các nhóm màu sắc. Vì vậy, có thể cho trẻ chơi những nhóm đồ chơi nhiều màu sắc tạo sự thích thú hơn.

- Trẻ 4 tháng đã biết lẫy, lăn: Thường thì 3 tháng trẻ biết lẫy nhưng khi bước sang tháng thứ 4 thì bé đã biết lăn, vì vậy các bố mẹ cần chú ý khi đặt trẻ cần che chắn để bé không bị lăn xuống đất.

- Trẻ 4 tháng bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên: Việc mọc răng được bắt đầu từ 3 tháng nhưng khi tới tháng thứ 4 thì quá trình mọc răng diễn ra mạnh mẽ hơn.

- Giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi: Khi bước vào tháng thứ 4 bé đã có thể ngủ xuyên đêm. Bé có thể ngủ 1 giấc dài từ 7 - 8 tiếng, 1 ngày ngủ từ 14 - 16 tiếng.

- Bé có thể nếm bất cứ thứ gì: Bé thích nếm tất cả mọi thứ. Các mẹ nên chú ý bỏ những đồ vật quá nhỏ ra khỏi tầm với của bé tránh bé bị hóc, nghẹn rất nguy hiểm.

Lưu ý: Nếu trẻ gặp phải những vấn đề này cần đưa đi gặp bác sĩ ngay:

- Mắt bị lác hoặc có dấu hiệu lác, phát triển không bình thường

- Cân nặng tăng chậm (các bố mẹ nên tham khảo bảng cân nặng của trẻ sơ sinh chuẩn theo từng tháng)

- Bé không tự ngẩng đầu lên được. Không thể ngồi được.

- Bé không có phản ứng với khuôn mặt của mẹ, của những người khác. Không phản ứng khi có vật hoặc người di chuyển trước mặt.

- Bé không cười.

Trẻ 4 tháng tuổi: Quá trình phát triển và cách chăm sóc bé - 1

Trẻ 4 tháng tuổi vận động nhiều hơn, phát triển các giác quan như thính giác, thị giác, cảm xúc và ngôn ngữ. Ảnh minh hoạ

Chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi cần chú ý những gì?

Để quá trình phát triển của trẻ giai đoạn 4 tháng tuổi diễn ra thuận lợi nhất, phát triển tốt nhất thì cách chăm sóc trẻ cũng là điều mà các mẹ nên chú ý.

1. Chăm sóc giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi

Giai đoạn này bé ngủ ngày sẽ ngắn hơn ngủ đêm. Ban đêm bé đã có thể ngủ xuyên đêm vì vậy các mẹ cần chú ý chăm sóc giấc ngủ của bé. Cách chăm sóc giấc ngủ của bé 4 tháng tuổi như sau:

- Duy trình giấc ngủ ngày của bé ở cường độ nhất định, từ 5 - 6 tiếng. Giấc ngủ ngày cũng rất quan trọng cho sự phát triển của bé.

- Theo dõi thời gian ngủ của bé để có thể tác động được dần dần, nhẹ nhàng, từ từ điều chỉnh giấc ngủ của bé, ru nhẹ bé để giúp bé có được giấc ngủ ngon.

- Thiết lập thói quen ngủ cho bé vào các khung giờ của ban ngày và ngủ xuyên đêm. Các bố mẹ có thể hát ru, tắm nước ấm nhẹ nhàng để bé dễ ngủ.

- Chú ý biểu hiện buồn ngủ của bé như ngáp, dụi mắt, khóc, không quan tâm tới mọi thứ...và lúc này các bố mẹ nên cho bé đi ngủ.

- Khi bé đang ngủ đêm mà thức dậy mẹ chỉ cần ôm bé vào lòng, vỗ về nhẹ nhàng, không cần bật đèn, bé sẽ tự dịu lại cảm xúc và nhanh chóng trở lại với giấc ngủ.

- Lưu ý tránh những chấn thương tâm lý cho trẻ làm trẻ sợ hãy trước khi ngủ, không nên dọa mắng bé, làm bé giật mình…

- Để bé 4 tháng tuổi ngủ ngon thì giường chiếu sạch sẽ, thơm tho, không nên để khai mùi nước tiểu của bé, tư thế ngủ đúng, mặc quần áo thoáng, không quá chật, nhiệt độ phòng phù hợp.

- Không nên đặt đồ chơi, thú bông bên cạnh bé khi ngủ đề phòng tai nạn đáng tiếng.

Trẻ 4 tháng tuổi: Quá trình phát triển và cách chăm sóc bé - 2

Trẻ 4 tháng tuổi có thể ngủ xuyên đêm nhưng vẫn cần thời gian ngủ ngày

2. Dinh dưỡng cho bé 4 tháng tuổi

Giai đoạn tháng thứ 4 trẻ phát triển nhanh cả về thể chất lẫn trí não, dinh dưỡng rất quan trọng trong giai đoạn này.

- Trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa: Các bố mẹ nên lưu ý, không nên cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng tuổi bởi hệ tiêu hóa của bé còn rất yếu. Mọi vấn đề dinh dưỡng liên quan đến ăn dặm giai đoạn sơ sinh cần phải được chỉ dẫn trực tiếp của bác sĩ chuyên khoa.

- Trẻ 4 tháng tuổi ăn được hoa quả gì?: Các loại trái cây tươi, hoa quả, sữa chua đều có thể bổ sung cho bé. Nên bắt đầu cho bé ăn trái cây ngọt sau đó mới tới chưa, cho bé ăn bằng cách ép lấy nước, dần dần sẽ cho trẻ ăn cả thịt vỏ.

- Sữa mẹ và sữa công thức đều có thể áp dụng cho bé trong giai đoạn này. Nếu các mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thì nên ăn nhiều đồ bổ dưỡng, nếu vẫn không đủ sữa cho bé có thể có bé uống thêm sữa công thức.

3. Cách bế trẻ được 4 tháng tuổi

Mẹ có thể bế thẳng lưng bé, có thể xoay lưng bé về phía mẹ để bé quan sát xung quanh, thỏa mãn sự tò mò về thế giới xung quanh. Chú ý điều kiện ánh sáng khi bế trẻ, không nên hướng mặt trẻ về phía ánh sáng cực mạnh khiến thị giác non nớt của trẻ bị tổn thương.

4. Ngăn ngừa hăm tã cho bé

Các bố mẹ có thể thay tã thường xuyên cho bé, đặc biệt là vào ban đêm để bé không bị hăm, khó chịu và ngủ tốt. Chú ý sau mỗi lần thay tã cho bé nên vệ sinh sạch sẽ, lau khô. Khi quấn tã cho bé nên dùng loại mềm, quấn hơi lỏng để không khí có thể lưu thông được tốt hơn.

5. Mọc răng và ốm sốt khi mọc răng

Giai đoạn này bé bắt đầu mọc răng và chảy dãi. Bé thường bị ngứa nướu nên bé thường hay cho bất cứ thứ gì có thể vào miệng, bố mẹ cần chú ý.

Ngoài ra, giai đoạn mọc răng ở nhiều bé cũng xuất hiện hiện tượng sốt nhẹ, bỏ bú...tùy vào từng tình trạng của bé để chăm sóc. Chú ý vệ sinh răng miệng cho bé.

6. Chăm sóc các giác quan của bé

- Chăm sóc cảm xúc: Bé biết biểu lộ những cảm xúc và cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của mẹ. Mẹ nên thoải mái, vui vẻ và cười đùa với bé để bé cảm nhận được sự vui vẻ, ấm áp, an toàn, chỉ số cảm xúc của bé cũng tăng lên.

- Chăm sóc thị giác (mắt): Đặc biệt chú ý tới những biểu hiện bất thường như lác, không phân biệt được màu sắc, không nhìn theo đồ vật hoặc người khi di chuyển trước mặt bé...bởi đó có thể là những dấu hiệu bất thường về thị giác trẻ. Các bố mẹ có thể bế trẻ ở tư thế lưng quay vào người mình để cho trẻ khám phá thế giới xung quanh. Mua thêm đồ chơi nhiều màu sắc.

- Thính giác trẻ: Trẻ đã nghe được nhiều và sẽ có phản ứng khi được gọi, tiếng động lớn. Vì vậy, các bố mẹ có thể cho trẻ nghe nhạc, kể chuyện hoặc hát cho trẻ để tăng sự phát triển thính giác cũng như trí não. Chú ý vệ sinh tai của trẻ khoa học, tránh các chứng bệnh viêm tai giữa, bệnh về tai khác…

7. Trí não và thể chất của trẻ

- Trí não: Giai đoạn này là tổng hòa của sự phát triển các giác quan ảnh hưởng tới trí não của trẻ. Các bố mẹ nên chơi nhiều hơn với bé, cho bé nghe nhạc, nghe tiếng của mình nhiều hơn. Chú ý những biểu hiện của các chứng bệnh về não, chậm phát triển não...để xử lý kịp thời.

- Thể chất: Bé cũng có chỉ số chiều cao cân nặng lớn hơn so với những tháng đầu. Theo dõi bảng chỉ số cân nặng và chiều cao để xác định được sự phát triển chuẩn cho bé.

8. Ngôn ngữ

- Ngôn ngữ: Giai đoạn này bé cũng “hóng chuyện” nhiều. Để giúp bé có thể phát triển ngôn ngữ tốt bố mẹ nên thường xuyên nói chuyện với bé, cho bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng.

9. Tiêm chủng và các bệnh cần chú ý

- Tiêm chủng: Những mũi tiêm theo tháng tuổi của bé là cần thiết nhưng nên theo dõi phản ứng của bé trước những mũi tiêm và đề cập điều đó tới nhân viên y tế.

- Bé cũng hay mắc phải các chứng bệnh như: Cảm lạnh, sổ mũi, nôn, sốt, bệnh răng miệng...hãy chú ý theo dõi để xử lý kịp thời.

10. Các vấn đề khác

- Không gian sạch sẽ thoáng mát: Phòng ngủ luôn thoáng mát, sạch sẽ, không có mùi hôi, khai. Chăn chiếu chất liệu tốt. Ánh sáng và nhiệt độ phòng phù hợp, ấm áp, không quá nóng cũng không quá lạnh.

Trong quá trình chăm sóc sức khỏe cũng như dinh dưỡng của bé 4 tháng tuổi nếu các bố mẹ có bất cứ nghi ngờ gì về sự phát triển của trẻ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ chuyên khoa để có những chẩn đoán và cách xử lý kịp thời nhất.

Trẻ mấy tháng tuổi thì biết lật người?
Thời điểm trẻ sơ sinh có thể lật được người là một cột mốc cực quan trọng đánh dấu sự phát triển của em bé.

Hường Cao
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách