Để biết trẻ em bao nhiêu độ là sốt, cha mẹ nên dùng nhiệt kế và đo ở những vị trí khác nhau tùy từng độ tuổi của trẻ để có kết quả chính xác.
Nhiệt độ cơ thể trẻ nhỏ là một trong những dấu hiệu giúp mẹ hiểu rõ về tình hình sức khỏe của bé. Bởi vậy, mẹ cần tìm hiểu chính xác nhiệt độ bình thường của bé là ở mức nào cũng như việc trẻ em bao nhiêu độ là sốt để có thể chăm sóc một cách tốt nhất.
1. Nhiệt độ bình thường của trẻ em là bao nhiêu?
Nhiệt độ bình thường của bé dao động từ 36,5 đến 37,5 độ C. (Ảnh minh họa)
Mỗi em bé có mức nhiệt độ cơ thể riêng và nó có thể thay đổi tùy thuộc vào thời tiết và thời gian trong ngày. Đặc biệt trên các vùng cơ thể khác nhau, nhiệt độ của bé cũng có thể chênh lệch từ 1 đến 2 độ C.
Tuy nhiên, nhiệt độ bình thường của bé trung bình rơi vào khoảng 36,5 đến 37,5 độ C. Nhiệt độ đo được ở miệng bé thường là 37 độ C. Trong khi nhiệt độ đo được ở mông trung bình là 37,5 độ C.
2. Trẻ em bao nhiêu độ là sốt?
Nếu mẹ thấy bé có các biểu hiện mệt mỏi, má hồng, người nóng, toát mồ hơn thì mẹ nên dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của bé. Tuy nhiên, nếu mẹ muốn biết chính xác trẻ em bao nhiêu độ là sốt mẹ cần dùng nhiệt kế để đo và tham khảo những hướng dẫn giúp mẹ nhận biết bé bị sốt theo lứa tuổi:
Bé dưới 3 tháng bị sốt khi nhiệt độ đo được ở trực tràng từ 38 độ trở lên. (Ảnh minh họa)
- Bé dưới 3 tháng tuổi
Mẹ nên sử dụng nhiệt kế đo trực tràng để đo nhiệt độ cho bé dưới 3 tháng tuổi. Nếu nhiệt độ đo được ở trực tràng của bé là 38 độ C hoặc cao hơn thì mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Trẻ sơ sinh cần được kiểm tra kĩ lưỡng khi bị sốt vì hệ miễn dịch của bé còn non kém.
- Bé dưới 4 tuổi
Đối với bé dưới 4 tuổi thì mẹ có thể dùng nhiệt kế đo nách để xác định nhiệt độ cơ thể của bé. Nhiệt độ đo được ở nách từ 37,2 độ C trở nên được gọi là sốt ở trẻ nhỏ.
- Bé trên 4 tuổi
Đối với bé trên 4 tuổi thì nhiệt độ đo tại miệng sẽ chính xác nhất. Bé được gọi là sốt khi nhiệt đô đo tại miệng từ 37,8 độ C trở lên.
3. Cách chữa trị khi bé bị sốt
Sốt là phản ứng của cơ thể bé chống lại bệnh tật. Khi bé bị sốt mẹ cần theo dõi thân nhiệt bé thường xuyên để tránh sốt cao gây co giật. Nếu bé sốt từ 38 độ trở nên thì mẹ nên sử dụng các phương pháp hạ sốt cho bé.
Ngoài ra mẹ có thể thực hiện các phương pháp sau để giúp bé nhanh chóng hồi phục sức khỏe:
- Cho bé uống nhiều nước: Khi bé bị sốt cao thì cơ thể bé cũng sẽ bị mất nước do đó mẹ cần đảm bảo cho bé uống nhiều nước. Ngoài ra uống nước cũng có tác dụng làm mát cơ thể.
Mẹ nên cho bé uống nhiều nước khi bé bị sốt. (Ảnh minh họa)
- Chườm ấm: Mẹ có thể dùng khăn ấm để chườm các vùng nách, bẹn, cổ và trán của bé để giúp hạ sốt.
- Mặc quần áo thoáng mát: Khi bé bị sốt mẹ nên cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, không nên cho bé mặc đồ quá ấm.
- Ăn uống đầy đủ: Đối với các bé vẫn đang bú mẹ thì mẹ cho bé bú nhiều hơn bình thường. Sữa mẹ vừa giúp bổ sung chất dinh dưỡng, vừa cung cấp nước cho bé lại có tác dụng làm tăng sức đề kháng. Mẹ nên chia nhỏ cữ bú để bé có thể uống được nhiều sữa hơn. Đối với các bé đã biết ăn thì mẹ nên cho bé ăn các loại thức ăn loãng, dễ tiêu hóa như cháo, súp. Ngoài ra mẹ cho bé ăn nhiều hoa quả, rau củ để tăng cường vitamin.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, nếu trẻ sốt 38,5 độ trở lên, bố mẹ nên cho con uống thuốc hạ sốt như: paracetamol và ibuprofel. Tuy nhiên, bố mẹ không nên cho trẻ uống xen kẽ hai loại thuốc này vì liều lượng khác nhau. Bố mẹ cũng nên thường xuyên đo thân nhiệt cho con và nên đặt nhiệt kế ở nách để theo dõi chuẩn xác nhất. Trong trường hợp trẻ sốt mà bố mẹ không muốn cho uống hạ sốt cũng không nên dùng các biện pháp vật lý như chườm ấm, bôi dầu, dán miếng hạ sốt... Với trường hợp trẻ bị sốt cao co giật, bố mẹ cần bình tĩnh xử lý, không nên cho tay hay vật dụng nào đó vào miệng trẻ. Bố mẹ nên đặt trẻ nằm nghiêng, nới rộng quần áo. Sau đó đợi hết cơn co giật, bố mẹ lấy khăn cho vào miệng, phòng tránh cơn co giật sau của con. Tiếp đó, đặt thuốc hạ sốt vào hậu môn cho trẻ và đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán xem có bệnh nào khác không. |