Trẻ khóc về đêm thường khiến cha mẹ khá vất vả khi chăm sóc, nhất là nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi. Vậy khi gặp trường hợp này, các bậc phụ huynh nên làm gì?
Khóc đêm ở trẻ nhỏ hay còn gọi là khóc dạ đề, thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Mỗi khi đêm đến là trẻ bắt đầu khóc, trăn trở khó chịu, ngủ không yên hoặc trẻ đang ngủ yên thỉnh thoảng bỗng giật mình, tỉnh dậy, khóc thét.
Hầu như trẻ khóc từng đợt, lúc khóc lúc ngừng, nhưng cũng có trường hợp trẻ khóc lè nhè suốt cả đêm. Khi trời sáng thì trẻ hết khóc và bắt đầu thiếp vào giấc ngủ.
Không có một phương pháp nhất định nào để làm dịu cơn khóc đêm của trẻ. Điều quan trọng nhất là khi dỗ bé các mẹ luôn giữ bình tĩnh và thoải mái. Nếu trẻ khóc, bạn cần phải biết chắc rằng trẻ không bị đói. Nên giữ trong phòng thoáng đãng và yên tĩnh để trẻ được nghỉ ngơi. Để trẻ ngưng khóc các mẹ có thể làm một số cách sau:
- Cho trẻ ngậm núm vú dạ
- Cho trẻ ngồi khi bú
- Ẵm trẻ trên tay hoặc địu trẻ
- Cho trẻ vào xe đẩy
- Cho trẻ tắm nước ấm
- Đặt trẻ vào trong nôi đung đưa
- Bọc khăn giữ ấm cho trẻ
- Massage bụng cho trẻ
Tuy nhiên, những cách trên chỉ là cách tạm thời để dỗ trẻ còn nếu muốn chấm dứt tình trạng khóc đêm của trẻ thì các mẹ nên thực hiện những cách sau:
1. Xem lại lịch trình ngủ của bé
Đôi khi một đứa trẻ tưởng như mắc chứng khóc đêm nhưng trên thực tế lại bị rối loạn giấc ngủ. Bố mẹ hãy ghi chép về giấc ngủ của bé, chia thành các khoảng 30 phút và đánh dấu khi nào bé ăn, khi nào bé ngủ, khi nào bé khóc.
Nếu rối loạn giấc ngủ có thể là nguyên nhân, hãy giúp trẻ hình thành thói quen ngủ ngoan bằng một lịch trình kiên định, bình tĩnh và duy trì đều đặn như đặt bé xuống khi bé có dấu hiệu buồn ngủ nhưng vẫn đang thức.
2. Cải thiện việc ăn uống
Khi trẻ khóc đêm nhiều, các bậc cha mẹ cũng cần phải xem chế độ ăn uống của con đã phù hợp hay chưa. (Ảnh minh họa)
Các đợt khóc của trẻ có thể xảy ra ngay sau bữa ăn. Do đó, hãy tìm hiểu về tư thế của bé khi bú, việc bé được cho ăn vặt thay vì một bữa đầy đủ và sản lượng sữa mẹ… từ đó tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia nếu cần.
Một số loại thảo dược châu Âu như dịch chiết hoa Lạc tiên tây, Đoạn lá bạc, Tía tô đất đã được các chuyên gia nghiên cứu là giúp cải thiện giấc ngủ cho trẻ, các bé ngủ ngon và sâu giấc hơn.
3. Đưa trẻ đi dạo
Nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ 6 tuần tuổi được đưa ra ngoài hít thở khí trời từ 4-5 tiếng/ngày thì trẻ sẽ khóc ít hơn so với những đứa trẻ chỉ được đi chơi 2-3 tiếng. Sự gần gũi của bé với cha mẹ sẽ xoa dịu bé và giải phóng bản thân bạn khỏi những lo lắng trong nhà.
4. Hạn chế các tác nhân kích thích
Một số trẻ quấy khóc là do bị kích thích quá mức. Giữ môi trường an lành, tĩnh lặng có thể giúp trẻ dễ chịu. Thêm ghi chú về môi trường xung quanh trước và sau khi bé quấy khóc. Nếu có điểm gì đó lặp đi lặp lại, hãy tìm biện pháp ứng phó kịp thời.
5. Bế trẻ ở tư thế thẳng
Sau khi ăn, nên bé trẻ ở tư thế thẳng đứng. (Ảnh minh họa)
Nếu bé mắc các bệnh về đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày, khiến trẻ khóc về đêm thì các mẹ hãy bế trẻ ở tư thế thẳng ngay sau khi cho bé bú và tìm kiếm tư vấn chuyên gia.
6. Xem lại thực đơn của mẹ
Không dung nạp lactose là một nguyên nhân gây ra các triệu chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh. Nếu bạn cho bé dùng sữa công thức, hãy lựa chọn loại sữa tránh dị ứng. Nếu bạn cho bé bú, hãy điều chỉnh lại chế độ ăn của mình như loại bỏ một số thức ăn thường gây dị ứng sữa bò, trứng, đậu nành…