Câu chuyện sẽ đem đến cho các bé kiến thức về nguồn gốc, sự ra đời của chiếc bánh chưng, bánh dày truyền thống của dân tộc ta.
Bấy giờ là thời kì trị vì của vua Hùng. Nhưng vì tuổi vua càng ngày càng già hơn, thời gian ngồi ngai vàng cũng đã đằng đẵng biết bao năm trời. Có thể thấy được sức khỏe của bản thân ngày càng suy yếu hơn trước, nhà vua muốn chọn lấy một người để nối ngôi của mình.
Nhà vua có tất cả là hai mươi người con trai. Và họ đều đã khôn lớn cả rồi. Vua nghĩ bụng:
– Nói về tài năng thì cũng nhiều đứa trội. Chính vì vậy nên ta phải lựa chọn thật cẩn thận mới được. Đặc biệt là phải làm sao cho bọn chúng không tranh giành với nhau.
Đó chính là điều mà nhà vua quan tâm, lo lắng nhất. Sau cùng, may là nhờ viên quân hầu hiến kế, nhà vua liền ra quyết định sẽ mở cuộc thi, căn cứ vào kết quả để mà lựa chọn người thừa kế ngai vàng. Vua Hùng cho gọi tất cả hoàng tử đến. Khi mà mọi người đã tề tựu đông đủ thì nhà vua mới phán rằng:
– Cha cũng biết mình sắp gần đất xa trời rồi. Nay cha muốn chọn một người trong số các con để truyền ngôi lại. Bây giờ các con, mỗi người hãy kiếm hoặc là tự làm lấy một món ăn để dâng lên cúng tổ tiên. Người nào có được món ăn ngon và vừa với ý ta nhất thì ta sẽ chọn người đó.
Sau khi nghe xong lời vua cha nói thì đám hoàng tử lập tức đua nhau sai người đi đến khắp mọi nơi để mà tìm lấy thức ăn quý. Bọn họ hết lên ngàn rồi lại xuống biển, lần mò chẳng sót một nơi. Bất kể là nghe nói có thứ gì ngon, lạ thì họ sẽ cố gắng tìm cho ra.
Truyện cổ tích cho bé: Sự tích bánh chưng, bánh dày
Trong số các hoàng tử thì có chàng hoàng tử thứ mười tám tên là Liêu. Từ khi còn nhỏ đã mồ côi mẹ, vì thế Liêu phải sống những ngày rất cô đơn cho đến tận khi trưởng thành.
Trong khi anh em của chàng vội vã chạy đôn chạy đáo khắp nơi để tìm lấy những thứ của ngon vật lạ khắp nhân gian, thì chàng Liêu lại vẫn ung dung nằm khểnh tại nhà.
Không phải là chàng không muốn đi tìm, mà là chẳng có người nào giúp đỡ. Từ nay đến ngày thi chỉ còn lại đúng ba ngày, nhưng chàng Liêu vẫn chưa chuẩn bị được thứ gì cả.
Đêm hôm ấy, chàng Liêu vắt tay ngang trán rồi cố nhớ lại mấy bữa ăn ngon mà chàng từng được đến tham dự. Chàng cứ mải mê suy nghĩ mà ngủ quên từ lúc nào chẳng hay. Chàng mơ màng trông thấy mình và hai mươi mốt người anh em đang thi làm bánh cùng với nhau. Mỗi người đều có được một gian bếp nhỏ do nhà vua chuẩn bị sẵn.
Liêu cũng chưa biết là nên làm việc gì đầu tiên, đột nhiên từ trên trời có một vị nữ thần bay xuống và giúp chàng. Nữ thần nói với chàng:
– To lớn nhất thiên hạ chẳng gì sánh được với trời đất, mà quý báu nhất trên trần gian này chẳng gì bằng được gạo cả. Ta cũng đừng làm quá nhiều, chỉ cần làm đủ hai thứ bánh mang ý nghĩa nhất là được rồi. Hãy nhặt cho tôi chỗ nếp ấy, sau đó tìm cho tôi thêm ít đậu nữa.
Và rồi Liêu trông thấy nữ thần cứ lần lượt lấy ra từng tàu lá xanh và rộng. Sau đó nữ thần vừa gói bánh lại vừa giảng giải cho chàng:
– Bánh này là tượng trưng cho đất. Mà đất thì có cây, có núi rừng, có đồng ruộng nên màu phải xanh và hình dáng thì phải vuông vắn mới được. Trong bánh thì phải cho thịt, cho đỗ, ý nghĩa chính là đất có cỏ cây, có muông thú… Sau đó thì lấy nếp thơm kia đồ cho thật dẻo và giã ra để làm thứ bánh tượng trưng cho trời, có màu trắng, và hình dáng phải tròn mà khum khum như là vòm trời vậy…
Đến khi tỉnh giấc, Liêu bắt tay vào làm hai món bánh mà nữ thần đã dạy chàng ở trong mộng.
Cái ngày mà các hoàng tử đua nhau đem các món ăn về Phong Châu dự thi là ngày vô cùng náo nhiệt và đông vui ở đây. Người đến xem đông ngùn ngụt. Dân chúng ở khắp mọi miền đất nước đều đổ xô về để được tham dự cái Tết hiếm có này: mở đầu là cuộc thi về các món ăn giữa hai mươi hai vị hoàng tử, và kết thúc chính là lễ đăng quang ngai vàng của vị vua mới.
Khi mặt trời vừa mọc, vua Hùng ngồi trên kiệu đi tới để làm lễ tế gia tiên. Nơi này cờ quạt, chiêng trống tưng bừng đến mức khiến mọi người đều cảm thấy nhức mắt rộn tai. Tất cả mọi người đều rất trông chờ, mong ngóng cho đến khi các giám khảo kia bình giá món ăn mà các hoàng tử dâng lên.
Giờ phút mà mọi người mong đợi cuối cùng cũng đến. Nhưng tất cả chả phượng, nem công, gan tê, tay gấu… mà các vị hoàng tử khác dâng lên đều chẳng thể sánh với hai món bánh có vẻ quê mùa của chàng hoàng tử Liêu.
Ban đầu lúc chàng dâng cỗ lên thì tất cả mọi người đều bĩu môi, lắc đầu, khuôn mặt ai cũng bày ra vẻ chê bai rõ rệt. Tuy nhiên, khi mà nếm xong thì thái độ của họ hoàn toàn thay đổi, không có bất cứ người nào lại không gật đầu mà tán thưởng cả. Ông Lạc tướng cũng phải xoa tay mà khen ngợi rằng:
– Đây chính là hương vị khác thường mà lại được làm từ chính những thứ tầm thường nhất.
Còn vua Hùng lại vô cùng ngạc nhiên khi nếm được miếng bánh lạ này. Nhà vua cũng ngắm nghía kĩ lưỡng tất cả những tấm bánh chưa được bóc khác. Sau đó thì vua cho gọi Liêu lên điện, rồi hỏi chàng về cách thức để làm ra những chiếc bánh này. Chàng thành thật tâu lên toàn bộ, kể cả giấc mộng hôm ấy nữa.
Đến quá trưa ngày hôm ấy thì vua Hùng công bố kết quả cuộc thi với tất cả con trai của mình: hoàng tử thứ mười tám đã giành được giải nhất và cũng sẽ là người nối ngôi vua. Vua Hùng đem hai món bánh kia giơ lên cao cho tất cả mọi người cùng nhìn xem, vua cũng nói rõ hết căn cớ, lí do mà mình lựa chọn món ấy là món đứng đầu trong tất cả các mâm cỗ ngày hôm nay. Nhà vua phán:
– Thứ bánh này chẳng những quý và ngon, nó còn mang rất nhiều ý nghĩa vô cùng đặc biệt nữa. Nó không chỉ bày tỏ được lòng hiếu thảo của con cái, tôn trọng kính yêu cha mẹ như là trời đất, mà nó còn chứa đựng tình thương yêu đối với ruộng đồng quê hương.
Hơn nữa loại bánh này lại rất dễ làm, nó được làm từ những hạt ngọc quý giá nhất trong số những hạt ngọc trong trời đất này, mà tất cả những hạt ngọc này mọi người lại đều có thể tự làm ra được. Người có thể nghĩ ra được loại bánh này thì hẳn phải là người rất có tài…
Kể từ đó trở về sau thì hằng năm mỗi khi Tết đến là mọi người lại theo tục lệ mà làm hai thứ bánh ấy, họ gọi đó là bánh chưng và bánh dầy để dâng lên thờ cúng cho gia tiên.
Còn hoàng tử Liêu khi lên ngôi vua, lấy hiệu là Tiết Liêu Vương, là Hùng Vương đời thứ mười bảy. Nhưng vì cuộc thi ấy mà có không ít hoàng tử sinh ra lòng ghen ghét, ác cảm và đố kị với chàng Lang Liêu.
Bởi vậy nên khi vua cha qua đời, người nào cũng giữ khư khư phần đất của mình. Sau đó họ còn làm hàng rào gỗ để rào xung quanh phần đất của mình làm kế cố thủ, cũng có ý muốn tranh giành cùng Tiết Liêu Vương.